Biện pháp quảnlý bồidƣỡng năng lựcdạy họcmôn GDQP&AN chogiáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quảnlý bồidƣỡng năng lựcdạy họcmôn GDQP&AN chogiáo

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là khảo sát đƣợc nhu cầu thực tế cần bồi dƣỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN cho GV để phát huy cao nhất tính chủ động, tích cực trong hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên GDQP&AN nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức khảo sát, điều tra đội ngũ giáo viên môn GDQP&AN tại các đơn vị THPTtỉnh Bắc Kạn để nắm bắt rõ nhu cầu bồi dƣỡng, số lƣợng giáo viên cần phải bồi dƣỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN. Đặc biệt là nắm đƣợc thực trạng năng lực dạy học môn GDQP&AN của giáo viên, đối chiếu, so sánh với khung năng lực dạy học của giáo viên theo yêu cầu chƣơng trình GDPT mới để làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển cho phù hợp. Phân tích thực trạng năng lực của từng GV môn GDQP&AN tại các trƣờng. Chỉ ra những năng lực cần bổ sung, bồi dƣỡng, những năng lực nào còn yếu, còn hạn chế để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng năng lực.

82

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Hằng năm, Sở GDĐT, Hiệu trƣởng tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên để xác định nhu cầu, nội dung cần bồi dƣỡng cho từng trình độ giáo viên một cách cụ thể.

- Đầu năm học, Sở GDĐT có Kế hoạch xuống các trƣờng, trên cơ sở đó Hiệu trƣởng chỉ đạo hiệu phó phụ trách chuyên môn, TTCM chuyên môn tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên GDQP&AN trong trƣờng.

- Sau khi khảo sát, hiệu phó phụ trách chuyên môn, TTCM nắm bắt đƣợc thực trạng, nhu cầu bồi dƣỡng năng lực của từng giáo viên GDQP&AN trong tổ mình; phân tích đƣợc những ƣu điểm, hạn chế về năng lực dạy học của từng đồng chí để từ đó cho ra kết quả nhu cầu cần thiết phải bồi dƣỡng năng lực.

- Giáo viên GDQP&AN chủ động tự phân tích năng lực dạy học của bản thân dựa theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn năng lực dạy học của giáo viên theo chƣơng trình GDPT mới; tự phân tích dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên để đề xuất trực tiếp vớiTTCM, Hiệu phó, Hiệu trƣởng nhà trƣờng và lập danh sách trình lên Sở GDĐT. Từ đó, nhà trƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sắp xếp thời gian để bồi dƣỡng năng lực.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Khi khảo sát và xác định nhu cầu bồi dƣỡng, Hiệu trƣởng các trƣờng cần phải dựa trên cơ sở phân tích công việc giảng dạy môn GDQP&AN ở các trƣờng THPT để có thể xác định những công việc nào hiện nay đang là trọng tâm và phù hợp với yêu cầu nâng cao năng lực dạy học. Từ đó giúp xác định đƣợc những kỹ năng và kiến thức cần đƣợc bồi dƣỡng, bổ sung cho đội ngũ giáo viên GDQP&AN của trƣờng mình.

Cần có sự chỉ đạo xuyên suốt và phối hợp đồng bộ từ trên xuống dƣới, trong đó việc khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN phải xuất phát từ năng lực thực tế của đội ngũ, sau đó TTCM đề xuất, Hiệu trƣởng căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng năng lực.

83

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡngnăng lực dạy học môn GDQP&AN cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường THPT

3.2.1.1.Mục tiêu biện pháp

Giúp nhà quản lý xây dựng đƣợc kế hoạch phù hợp, đảm bảo tính khả thi và thực hiện hiệu quả, chất lƣợng công tác BDGV. Trong quá trình lập kế hoạch phải đặc biệt lƣu đến việc xác định nhu cầu bồi dƣỡng, đó là yếu tố quan trọng hàng đầu của công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cho giáo viên THPT, bởi vì nó đảm bảo cho việc bồi dƣỡng đƣợc sát thực, nghĩa đối với giáo viên, tránh tình trạng bồi dƣỡng những cái giáo viên không cần, cái cần bồi dƣỡng thì lại không đƣợc bồi dƣỡng. Sau khi xác định nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên, hiệu trƣởng phải lập kế hoạch bồi dƣỡng theo từng nhóm giáo viên có cùng nhu cầu về nội dung bồi dƣỡng, chƣơng trình bồi dƣỡng, hình thức bồi dƣỡng và thời gian bồi dƣỡng.

Việc định ra các kế hoạch khả thi về công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cho giáo viên THPT nhƣ kế hoạch bồi dƣỡng cụ thể cho từng năm học, bồi dƣỡng định kỳ, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, tự bồi dƣỡng,... có tác dụng định hƣớng cho hoạt động bồi dƣỡng. Nó chỉ ra mục tiêu, dự kiến các biện pháp, dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động BDNL dạy học. Chất lƣợng của hoạt động lập kế hoạch quản lý có mối quan hệ mật thiết đến chất lƣợng và hiệu quả công tác BDNL dạy học.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dƣỡngnăng lực dạy học.Để việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên đạt hiệu quả, trƣớc hết nhà quản lý phải cho giáo viên đăng ký thời gian bồi dƣỡng, nội dung cần bồi dƣỡng phù hợp với từng cá nhân, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng của tổ, của trƣờng phù hợp với điều kiện thực tiễn các trƣờng THPT. Tránh trƣờng hợp bồi dƣỡng chồng chéo, ngƣời cần không đƣợc bồi dƣỡng, ngƣời không cần lại đƣợc bồi dƣỡng quá nhiều hoặc tổ chức bồi dƣỡng vào lúc giáo viên bận nhiều việc không thể tham gia đƣợc.

Nhà quản lý phải tƣ vấn giúp giáo viên trên cơ sở tự phân tích, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, giáo viên tự lựa chọn vấn đề trọng tâm mà cá nhân thấy có nhu cầu cần bồi dƣỡng trong thời gian tới.

84

Vai trò của tác động quản lý trong hoạt động này là khẳng định hoặc bổ sung vào những ý kiến tự đánh giá của giáo viên và những vấn đề giáo viên đã lựa chọn để bồi dƣỡng xem chúng có phù hợp, vừa sức với cá nhân hay không, có khả thi không. Chỉ khi nào vấn đề lựa chọn đảm bảo tính vừa sức (phù hợp trình độ, thời gian, điều kiện bản thân, gia đình...), có tính khả thi thì nó mới có tác dụng thiết thực cho cá nhân.

Hiệu trƣởng phải xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục của nhà trƣờng, từ đó xác định mục tiêu từng giai đoạn về công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cho giáo viên THPT ở trƣờng. Đồng thời làm tốt công tác điều tra, dự báo kế hoạch đào tạo, BDNL dài hạn (10 năm), ngắn hạn (3 năm, 1 năm) ở trƣờng. Trong kế hoạch cần phải giao nhiệm vụ cụ thể cho phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, đến các giáo viên từ khâu điềutra, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát.

Để làm tốt công tác lập kế hoạch BDNLdạy học và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch BDNL dạy học môn GDQP&AN ở nhà trƣờng, hiệu trƣởng cần hoàn thiện quy chế công tác BDNL phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng trên cơ sở vận dụng linh hoạt quy định về BDNL của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và trình Sở GD&ĐT phê duyệt. Quy chế công tác BDNL phải thể hiện rõ vai trò, nhiệm vụ, đối tƣợng, nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng, cách thức tổ chức, chỉ đạo, các phƣơng thức kiểm tra đánh giá và công nhận kết quả bồi dƣỡng.

Trong kế hoạch BDNL phải đặc biệt chú trọng đề cao vai trò tự bồi dƣỡng. Nội dung của kế hoạch phải thể hiện rõ quan điểm coi việc tự bồi dƣỡng là nội dung cơ bản của giáo dục hiện đại.

Kế hoạch phải nêu rõ yêu cầu, những điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực để thực hiện. Đây là điều kiện thiết yếu để kế hoạch có tính khả thi.

Kế hoạch BDNL phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của trƣờng, đồng thời phải hƣớng vào mục tiêu tổng quát của ngành, của Sở đảm bảo các yêu cầu chung về quy mô nhƣ số lƣợng, cơ cấu theo yêu cầu của ngành.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Căn cứ vào kế hoạch BDNL của Sở GD&ĐT, hiệu trƣởng các trƣờng THPT lập kế hoạch BDNL dạy học môn GDQP&AN ở trƣờng THPT phù hợp với nhu

85

cầu phát triển GD&ĐT hiện nay:Nâng cao nhận thức cho ngƣời CBQL, GV về tầm quan trọng của việc xây dựng năng lực GV GDQP&AN của các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạntrong bối cảnh thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thôngmới, vai trò và nhiệm vụ của ngƣời GV là rất quan trọng, do đó cần xây dựng năng lực của ngƣời GV và nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc xây dựng năng lực khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong quá trình tổ chức bồi dƣỡng cho GV THPT, cần chú ý bồi dƣỡng những năng lực nghề nghiệp và phẩm chất nhà giáo để vừa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của chƣơng trình GDPT mới sắp tới, vừa có thể ứng phó linh hoạt với sự thay đổi nhanh của đời sống, của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Hiệu trƣởng phải xác định: Kế hoạch BDNL đƣợc xem là cơ sở khoa học về công tác bồi dƣỡng, là đề án cho việc đầu tƣ các nguồn lực cần thiết trong công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác kế hoạch không những có tác dụng nâng cao chất lƣợng công tác BDNL trong giai đoạn trƣớc mắt mà còn là cơ sở vững chắc cho việc bồi dƣỡng nâng cấp đội ngũ giáo viên lâu dài cho tỉnh. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN của các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, ngƣời CBQL các cấp và Hiệu trƣởng các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạnphải nhận thức đƣợc trách nhiệm quản lý của mình trong trang bị kiến thức và kỹ năng quản l , đặc biệt trong công tác quản lý các hoạt động BDNL dạy học cho GV cấpTHPT. Ngoài ra, CBQL các cấp và Hiệu trƣởng các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạnlà thƣờng xuyên giám sát các hoạt động chuyên môn của GV THPT, qua đó nắm bắt kịp thời năng lực thực tế của đội ngũ và nhu cầu đƣợc BD của họ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Cần quán triệt những đổi mới căn bản toàn diện trong GD, qua đó làm cho CBQL các cấp, GV nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động BDGV và quản lýhoạt động BDGV THPT trong nâng cao năng lực đội ngũ, coi đó là

86

nhân tố quyết định sự nghiệp đổi mới cơ bản và toàn diện GDtrong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy môn GDQP&AN cho giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Để tổ chức thực hiện tốt công tác BDNL dạy môn GDQP&AN ở trƣờng THPT thì phải xác định nội dung bồi dƣỡng theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tƣợng giáo viên. Nội dung BDNL vừa phải gắn với mục tiêu chung của ngành, đó là bồi dƣỡng ngƣời thầy vừa hồng, vừa chuyên để đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài , vừa phải gắn với yêu cầu cụ thể của môn GDQP&AN: giỏi về chuyên môn GDQP&AN, tinh thông về nghiệp vụ sƣ phạm.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a.Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn GDQP&AN

* Phương pháp dạy học môn GDQP&AN luôn gắn chặt với thực tiễn hoạt động quân sự

Quá trình dạy học môn GDQP&AN là hoạt động có tính chất khó khăn, phức tạp, luôn gắn liền với môi trƣờng quân sự; có những nét khác biệt với quá trình dạy học nói chung. Do vậy, việc lựa chọn, sử dụng phƣơng pháp dạy học một cách đúng đắn, đồng thời không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng THPT hiện nay là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, khi các yếu tố mục tiêu, nội dung dạy học đã đƣợc xác định thì phƣơng pháp dạy học đóng vai trò quyết định chất lƣợng dạy học.

* Phương pháp dạy học môn GDQP&AN luôn gắn chặt với các phương tiện kỹ thuật quân sự

- Đặc điểm này thể hiện mối liên hệ giữa phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học. - Phƣơng pháp gắn chặt với các phƣơng tiện, phƣơng pháp phát huy tốt thế mạnh khi có các phƣơng tiện hỗ trợ. Hoạt động quân sự gắn chặt với các phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, do vậy PP phải gắn chặt với phƣơng tiện.

Các phƣơng pháp dạy học là nội dung huấn luyện và quá trình nhận thức của ngƣời học Đặc điểm này phản ánh tính đối tƣợng của hoạt động dạy và hoạt

87

động học. PP bao giờ cũng là cách thức, biện pháp của chủ thể nhằm vào đối tƣợng nhất định, tác động vào đối tƣợng đó để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.

- Thông qua sự tác động này phƣơng pháp huấn luyện chuyển tải nội dung huấn luyện vốn tồn tại khách quan ngoài thức vào thức của từng ngƣời học, nhằm trang bị hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, chuẩn bị tâm l và xây dựng cho họ các phẩm chất nhân cách cần thiết cho ngƣời học. Ví dụ:

- Đặc điểm này đòi hỏi khi lựa chọn, sử dụng PPHL phải dựa trên sự phân tích kỹ nội dung huấn luyện và đặc điểm nhận thức của từng đối tƣợng huấn luyện. Nghĩa là phải có tính đối tƣợng rõ ràng.

+ Đối với ngƣời dạy, khi dạy học bất cứnội dung nào cũng phải bám sát đặc điểm hoạt động nhận thức của ngƣời học mà tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của họ.

+ Đối với ngƣời học, một mặt phải căn cứ vào sự định hƣớng của ngƣời dạy, mặt khác phải dựa trên đặc điểm nhận thức của bản thân mà tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức sao cho đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

* Phương pháp huấn luyện quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khác của quá trình huấn luyện đặc biệt là mục tiêu, nội dung, phương tiện vàhình thức tổ chức huấn luyện

Mối quan hệ của PPHL với các thành tố khác trên 3 nội dung: Mục tiêu được cụ thể hóa bằng ND và được thực hiện bằng PP. PP nhằm tác động vào ND, để thực hiện mục tiêu.

Vì vậy mục tiêu, nội dung dạy học quy định PPHL (VD) và ngƣợc lại PPHL tác động trở lại mục tiêu, ND huấn luyện, làm cho nó ngày càng phù hợp hơn (VD).

- Phƣơng pháp huấn luyện có quan hệ chặt chẽ với hình thức huấn luyện nhƣng không đồng nhất với nhau.

Trong một hình thức huấn luyện, ngƣời dạy có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp huấn luyện khác nhau. VD: Bài giảng: sử dụng thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề…

Và ngƣợc lại, một phƣơng pháp huấn luyện có thể sử dụng đƣợc ở nhiều hình thức HL khác nhau. VD: Thuyết trình sử dụng ở BG, Xêmina, Kiểm tra,…

88

PPHL có sự hỗ trợ rất lớn của PTKT. Đặc biệt khi khoa học công nghệ càng phát triển, PTKT phục vụ cho DH, dạy học càng hiện đại thì sự quan hệ giữa PPHL với PTKTHL càng có hiệu quả. VD: Chiến tranh công nghệ cao…

Đặc điểm này đòi hỏi quá trình dạy học cần phải ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào đổi mới PPHL nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ởcác trƣờng THPT.

* P

- Xét đến cùng, mục đích của quá trình dạy học là đào tạo con ngƣời cho lực lƣợng vũ trang, lĩnh vực hoạt động quân sự. Do vậy PPHL phải luôn luôn gắn với hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, gắn với các loại vũ khí, phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, xây dựng nề nếp chính qui… Đây cũng là một đặc trƣng mang tính quy luật, đó là quy luật về tính quy định của thực tiễn hoạt động quân sự đối với quá trình dạy học ở các trƣờng THPT hiện nay.

b. Bồi dưỡng về phương pháp sử dụng vũ khí, khí tài, ứng dụng CNTT trong giảng dạy

Hiện nay thiết bị M T03 đã có những cải tiến đáng kể nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngày càng cao của ngƣời dùng (bắn hai bệ đồng thời trên một thiết bị, thiết kế riêng máy tính chuyên dùng RAIN dùng chung đƣợc cho cả MBT-03 và SN-K54). Để hỗ trợ cho việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thì giáo viên GDQP&AN phải biết sử dụng và khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy học bộ môn... Chính vì vậy, cần tổ chức lớp BDNL cho GV về sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học. Qua điều tra khảo sát, tỉnh Bắc Kạn còn không ít giáo viên dạy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)