Có hai nguyên nhân gây rối loạn lipid máu đó là nguyên nhân tiên phát và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân tiên phát thường do đột biến gen làm tăng tổng hợp và giảm thanh thải cholesterol total, triglycerid, LDL-c hoặc giảm tổng hợp và tăng thanh thải HDL-c. Lâm sàng thường ít khi kèm theo thể trạng béo phì và thường liên quan đến yếu tố gia đình, hay gặp ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi, thể tăng triglycerid hoặc tăng lipid máu hỗn hợp [4][10].
Nguyên nhân thứ phát không do một nguyên nhân cụ thể nào mà là một nhóm các yếu tố nguy cơ như lối sống tĩnh tại ít vận động, thói quen dùng nhiều bia rượu, sử dụng các loại thức ăn giàu năng lượng, chất béo bão hòa, cholesterol, mỡ động vật… Một số thuốc điều trị, thực phẩm chức năng hoặc mắc các bệnh lý khác như bệnh thận mãn tính, bệnh suy giáp trạng, xơ gan mật nguyên phát, bệnh đái tháo đường, thuốc chẹn β giao cảm, estrogen, progestin, glucocorticoid...cũng gây rối loạn lipid thứ phát. Chẳng hạn, sử dụng thuốc nội tiết tố nữ chứa estrogen ở phụ nữ trong một thời gian dài sẽ làm tăng triglycerid do sự tăng tổng hợp VLDL. Nghiện rượu là một nguyên nhân gây rối loạn lipid do tăng triglycerid. Đặc biệt, nghiện rượu làm tăng nặng thêm tình trạng tăng tổng hợp triglycerid nguyên phát hoặc thứ phát do nguyên nhân khác. Hội chứng thận hư thường gây tăng VLDL, LDL-c và tăng triglycerid. Tăng LDL-c và VLDL do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein đã bị mất qua nước tiểu. Tăng triglycerid là do lượng albumin máu giảm nên các acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm và acid béo tự do gắn với lipoprotein tăng làm cho trình tự thủy phân triglycerid của các lipoprotein này bị giảm [4].
Mẫu máu có RLLPM điển hình có thể quan sát được bằng mắt thường sau khi ly tâm (Hình 1.4, Hình1.5).
5 4
3 2 1
A
B
Hình 1.4. Mẫu huyết thanh bệnh nhân. Mẫu 1: bình thường, mẫu 2-5: có RLLPM tăng dần