Nhóm tuổi n Hệ số
Spearman’s P-value Phương trình R2
Dưới 18 tuổi 673 0,30 p<0,0001 y = 2,488 + 0,247*TG 0,07 Từ 19 – 30 tuổi 7664 0,23 p<0,0001 y = 3,06 + 0,043*TG 0,017 Từ 31 – 40 tuổi 14051 0,15 p<0,0001 y = 3,29 + 0,009*TG 0,0003 Từ 41 – 50 tuổi 20840 0,06 p<0,0001 y = 3,556 – 0,035 *TG 0,004 Từ 51 – 60 tuổi 20976 0,03 p<0,0001 y = 3,814 – 0,059 *TG 0,008 Trên 60 tuổi 13571 0,08 p<0,0001 y = 3,602 – 0,007* TG 0,0001
Nồng độ LDL-c có mối tương quan yếu với nồng độ triglycerid, hệ số spearman’s có xu hướng giảm dần từ 0,3 – 0,03. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi khác nhau mức độ mạnh yếu cũng có sự khác nhau. Độ tuổi dưới 18 có sự tương quan mạnh nhất, nghĩa là nếu dư LDL-c thì thường kèm theo dư triglycerid và ngược lại. Còn ở các nhóm tuổi lớn hơn thì sự liên quan giảm dần. Nhóm dưới 18 tuổi, dữ liệu phân bố tương đối đều ở các góc phần tư cho thấy, các đối tượng nghiên cứu có rối loạn LDL-c và triglycerid từ khi còn nhỏ và tình trạng ngày càng gia tăng khi dữ liệu phân bố đậm dần và nhiều hơn ở các góc phần tư thứ 1, 2, 4 ở các độ tuổi lớn hơn.
3.4.8. Tương quan rối loạn giữa HDL-c và Triglycerid theo nhómtuổi tuổi
Từ biểu đồ 3.13 và bảng 3.17 ta thấy, mối tương quan giữa nồng độ triglycerid với HDL-c theo nhóm tuổi là mối tương quan nghịch và mức độ trung bình (hệ số spearman’s âm từ -0,4 đến -0,5. Nghĩa là sự tăng triglycerid sẽ dẫn đến sự giảm HDL-c và ngược lại, giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt không đáng kể.
Vai trò của triglycerid đối với các bệnh lý tim mạch cũng đã được chứng minh là có liên quan [8]. Nồng độ triglyceride trong máu tăng cao sẽ dẫn đến sự giảm HDL-c và sự giảm nồng độ HDL-c trong máu sẽ dẫn đến thành mạch không được bảo vệ bởi sự lắng đọng các hạt LDL-c hay cholesterol dư thừa. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh xơ vữa mạch máu.
Biểu đồ 3.13: Tương quan giữa HDL-c và Triglycerid theo nhóm tuổi Bảng 3.17: Phương trình tương quan giữa HDL-c và triglyceride theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi n Hệ số
Spearman’s P-value Phương trình R2
Dưới 18 tuổi 673 -0,42 p<0,0001 y = 1,519, – 0,141*TG 0,161 Từ 19 – 30 tuổi 7660 -0,40 p<0,0001 y = 1,531 – 0,086*TG 0,143 Từ 31 – 40 tuổi 14041 -0,50 p<0,0001 y = 1,528 – 0,084*TG 0,181 Từ 41 – 50 tuổi 20831 -0,50 p<0,0001 y = 1,516 – 0,079*TG 0,179 Từ 51 – 60 tuổi 20976 -0,50 p<0,0001 y = 1,535 – 0,086*TG 0,169 Trên 60 tuổi 13571 -0,43 p<0,0001 y = 1,55 – 0,0974*TG 0,154
Mặc dù cấu trúc của các hạt HDL-c trưởng thành chỉ chứa một phần rất nhỏ triglycerid (4%) nên sự tương quan giữa 2 thành phần này là không mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng xét về cấu trúc thì HDL-c có đến 70% Apolipoprotein AI (Apo AI) là một protein đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu. Apo AI được tổng hợp chính trong gan và ruột. Sau khi hình thành, Apo AI có chức năng thu nhận cholesterol và phospholipid được tạo ra ở gan và ruột, thông qua liên kết với ABCA1 (ATP –Binding cassette
transporter A1) để tạo thành hạt HDL-c trưởng thành. Những người có nồng độ triglycerid trong máu cao do giảm thanh thải cholesterol, phospholipid từ chylomicron và VLDL trong quá trình thủy phân bởi lipoprotein lipase hoặc những người bị đột biến mất chức năng liên kết với ABCA1 sẽ có nồng độ HDL-c rất thấp [8].
Sự tồn đọng nồng độ triglycerid trong máu ở mức cao kèm theo sự giảm HDL-c ngoài tác động xấu gây tăng sinh xơ vữa mạch máu, còn có thể gây ra các biến chứng khác như viêm tụy cấp tính. Do vậy để giảm bớt các biến chứng tim mạch thì cần có các nghiên cứu sâu rộng hơn để tìm hiểu những yếu tố gây tăng triglycerid, giảm HDL-c độc lập cũng như các yếu tố có khả năng gây ra tình trạng tăng ttriglycerid kết hợp với HDL-c… Qua đó, có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.