Phân bố theo địa bàn sinh sống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn Khánh Hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 50 - 52)

Bảng 3.2: Phân bố của từng địa bàn sinh sống theo các năm, 2018 – 2020

Vùng địa lý

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

N (%) N (%) N (%) Cam Lâm 1063 (4,6) 1197 (4,2) 1738 (6,5) Cam Ranh 2334 (10,1) 3079 (10,9) 3617 (13,6) Diên Khánh 1985 (8,6) 1811 (6,4) 1493 (5,6) Khánh Sơn 91 (0,4) 104 (0,4) 85 (0,3) Khánh Vĩnh 132 (0,6) 100 (0,4) 152 (0,6) Nha Trang 13085 (56,8) 17962 (63,8) 16102 (60,6) Ninh Hòa 2323 (10,1) 2241 (8,0) 1956 (7,4) Vạn Ninh 2017 (8,8) 1676 (5,9) 1439 (5,4)

Dữ liệu thu thập được từ 8/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Khánh Hòa, không có dữ liệu của huyện đảo Trường Sa (Bảng 3.2). Giữa các vùng địa lý trong tỉnh có sự chênh lệch lớn về số lượng bệnh nhân đến xét nghiệm lipid máu tại đơn vị. Hàng năm bệnh nhân đến kiểm tra sức khỏe tim mạch nhiều nhất ở đơn vị là người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Nha Trang, năm 2019 với 17.962 lượt người đến xét nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,8% tổng lượng bệnh nhân xét nghiệm lipid trong năm. Xếp thứ 2 là thành phố Cam Ranh, cao nhất là năm 2020 với 3.617 lượt người đến xét nghiệm chiếm tỷ lệ 13,6%. Thị xã Ninh Hòa xếp thứ 3, với 2.323 lượt chiếm 10,1% năm 2018. Tiếp theo là các huyện Vạn Ninh 8,8% (năm 2018), Diên Khánh 8,6% (năm 2018), Cam Lâm 6,5% (năm 2020). Hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, lượng bệnh nhân đến khám không đến 1% trên tổng lượng bệnh nhân hàng năm.

Tổng cả 3 năm, phần lớn người dân đến Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm tham gia nghiên cứu vẫn là dân cư của thành phố Nha Trang, chiếm tỷ lệ 60,6% tổng số các đối tượng. Tiếp đó là thành phố Cam Ranh (11,6%), thị xã Ninh Hòa (8,4%), Diên Khánh (6,8%) huyện Vạn Ninh (6,6%), Cam Lâm (5,1%) và thấp nhất là các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, chưa đến 1% (Biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo địa bàn sinh sống cả 3 năm

Sự chênh lệch tỷ lệ các đối tượng đến đơn vị xét nghiệm hàng năm và cả 3 năm này có thể do nhiều vấn đề như khoảng cách từ các vùng đến Trung tâm DVYT, mức thu nhập, nhận thức, tình trạng sức khỏe, nhu cầu chăm sóc y tế…giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có sự khác nhau. Nhưng từ dữ liệu này cho thấy, điều kiện kinh tế hoặc mức thu nhập của người dân dường như chiếm ưu thế hơn. Xếp theo thứ tự lượng bệnh nhân từ các thành phố Nha Trang, Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa đến đơn vị xét nghiệm thì thành, thị nào càng phát triển, lượng bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe tim mạch càng nhiều. Khoảng cách địa lý có ảnh hưởng ít hơn đến nhu cầu đi kiểm tra sức khỏe của người dân. Từ Cam Lâm và Diên Khánh đến phòng xét nghiệm của đơn vị gần hơn so với Vạn Ninh, Ninh Hòa hay Cam Ranh nhưng lượng bệnh nhân từ Cam Lâm và Diên Khánh lại ít hơn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu khác để làm rõ vấn đề này, chẳng hạn như đếm toàn bộ lượt bệnh nhân đến xét nghiệm, khám bệnh và trong số đó bao nhiêu phần trăm có nhu cầu hoặc đến kiểm tra sức khỏe tim mạch hoặc bệnh nhân bởi vì có thể họ không được tư vấn hoặc không quan tâm đến sức khỏe tim mạch.

11.3

88.7

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Khảo sát tình hình và đặc điểm rối loạn lipid máu của người dân trên địa bàn Khánh Hòa bằng phương pháp đo quang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w