2.3.2.1 Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong việc thâm nhập thị trường và khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ nhưng hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn
tồn tại những hạn chế sau:
Cơ cấu cho vay không đều. Hiện tại với đối tượng khách hàng cá nhân, BIDV đã
triển khai 8 gói sản phẩm tín dụng trọng yếu với đầy đủ đặc điểm và tính năng khác nhau, nhưng dư nợ chỉ tập trung ở một số sản phẩm. Cụ thể, cho vay nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở mức hơn 70 % qua các năm. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác
như cho cho vay mua ô tô, hỗ trợ chi phí du học, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm.. .vốn rất tiềm năng và ít rủi ro hơn thì vẫn chưa được chú trọng đáng kể.
Mức đóng góp của hoạt động tín dụng cá nhân vào kết quả kinh doanh của chi nhánh còn hạn chế. Năm 2016, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân là 10.3 tỷ
đồng,
chỉ chiếm 20.06% trên tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng hay 14.5% trên tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh.
Danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Các sản phẩm mà BIDV cung cấp thì các ngân hàng khác đều đã có, chưa có được một sản phẩm chủ đạo, mang tính đặc thù
đáng kể, dẫn đến tình trạng là khả năng quản lý tín dụng tại chi nhánh tuy hiện tại là tốt nhưng khối lượng công việc lớn, có thể dẫn đến những sai sót không đáng có.
Thông tin tín dụng chưa tốt, nguồn thông tin thu thập còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ tín dụng ít khi đi khảo sát thực tế tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng. Hầu như, cán bộ tín dụng chỉ dừng lại ở việc đánh giá, so sánh qua những con số trên giấy do khách hàng cung cấp. Ngoài ra, một số cán bộ còn thiếu kiến thức chuyên môn, khả năng nhạy bén để đánh giá chất lượng khách hàng, dẫn
đến rủi ro lớn cho ngân hàng
2.3.2.2Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
- Thời gian vừa qua, tín dụng cá nhân bị hạn chế sản phẩm cho vay mua nhà thế chấp bằng quyền tài sản hình thành trong tương lai. Việc nhận thế chấp một số
tài sản
đảm bảo là nhà ở đã nghiệm thu sử dụng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền
sở hữu
gặp vướng mắc sau khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực. Theo đó, các trường
hợp nhận
thế chấp Quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành
trong tương lai không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 99 thì
không có
giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, Luật nhà ở, Nghị
định 99
và Thông tư số 26 của NHNN đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp
này. Mặt khác, do các hướng dẫn và quy định của pháp luật chưa cụ thể nên
phần lớn
các văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác nhận đăng ký giao dịch
bảo đảm.
BIDV tạm thời dừng nhận thế chấp với các tài sản này mà chỉ nhận làm tài sản
đầu trong hoạt động ngân hàng bán lẻ như ACB, Sacombank và Techcombank đều đã có chiến lược và đường lối phát triển rõ ràng. Nay trong hoàn cảnh ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, mà nhất là các đối thủ đến từ nước ngoài vốn có thế mạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng thì càng khó khăn hơn cho BIDV để có thể cạnh tranh phát triển tín dụng cá nhân.
- Thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã ăn sâu bám rễ vào các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người
dân. Do
tâm lý e sợ cái mới, ngại thay đổi thói quen chi tiêu, mặt khác nhu cầu sử dụng
thẻ tại
Việt Nam đối với đại bộ phận dân cư không phải là cấp bách, chưa thực sự cần thiết
phải có. Nhiều người vẫn coi dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói
chung là dành cho những người có nhiều tiền. Thậm chí, nhiều người cũng chỉ
muốn có
nhiều thẻ để cho đẹp, cho oai chứ tiện ích của thẻ cũng chưa sử dụng hết. Tâm
lý người
Việt rất ngại người khác biết thu nhập của mình, sợ bị theo dõi, bị lộ bí mật về
đời tư...
cũng khiến người dân không mặn mà lắm trong giao dịch mở tài khoản với ngân hàng.
Mặc dù chi nhánh có rất nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như
thẻ, uỷ
nhiệm chi, séc.. .nhưng khách hàng vẫn rút ra thanh toán và người bán lại mang đến
ngân hàng nộp vào. Rõ ràng, tiện ích thanh toán bằng chuyển khoản vẫn còn xa
lạ với
đa số người dân.
- Chiến lược phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM có nhiều điểm tương
đồng về
như tăng tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng. Hiện tại, một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân của chi nhánh phải đảm nhiệm hầu hết các khâu tác nghiệp từ tìm kiếm khách hàng, cho đến thẩm định, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Việc phụ trách nhiều công việc như vậy khiến các chuyên viên khách hàng mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện một hồ sơ vay vốn và quản lý sau cấp tín dụng. Công việc này sẽ càng khó khăn hơn khi món vay nhiều, địa bàn rải rác.
- Hoạt động marketing vẫn chưa thực sự hiệu quả. Một phần do hạn chế về mặt nhân lực trong khi công việc lại quá nhiều. Do đó, có nhiều khách hàng vẫn
chưa hiểu
rõ về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh, bên cạnh đó,
họ ngại
đến ngân hàng do tâm lý sợ các thủ tục phiền hà, phức tạp. Đa số các khoản vay tiêu
dùng được chi nhánh thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, do vậy khó quản lí được mục
đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, chi
nhánh chưa
khuyến khích được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay qua thẻ của ngân hàng
và việc mở rộng loại hình cho vay này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: cho
vay thấu
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH TÂY HÒ