Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 406 (Trang 69 - 73)

- Tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng cá nhân: Thời gian vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam khá cao. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc

lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của

chính ngân

hàng. Trong bối cảnh đó, NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để

các ngân

hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song

song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát

triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong

công tác

xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc

phát triển

các tổ chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi

phối của

cá nhân hay tổ chức làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt

động tín

dụng cá nhân của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: Cổng thông tin dữ liệu quan trọng giúp các chuyên viên có thể đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cá nhân là

trung tâm

thông tin tín dụng CIC. Năm 1999, NHNN đã chính thức thành lập CIC trên cơ 58

Mặt khác, sự phối hợp giữa CIC và các tổ chức tín dụng còn hạn chế, do đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, liên quan đến cả quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và của cả khách hàng. Hiện nay, NHNN đã cho phép triển khai thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân nhưng vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này. Vì vậy, NHNN cần tích cực hoàn thiện văn bản hướng dẫn để hoạt động của các trung tâm này thực sự đem lại hiệu quả cho các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống.

- Hoàn thiện cơ chế lãi suất, phát huy công cụ lãi suất cơ bản của NHNN. Lãi suất cơ bản cần được điều chỉnh để phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất, sự tương đương giữa lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ... qua đó hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước đang có những diễn biến phức tạp,

hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng, trong đó có chi nhánh BIDV Tây Hồ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng bởi sự gia tăng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ hiện đại, bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh ngân hàng cũng như các NHTM trong nước liên tục mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa kênh phân phối.. .Trong điều kiện đó, việc chuyển hướng chiến lược kinh doanh sang phát triển lĩnh vực bán lẻ phát triển song songdịch vụ ngân hàng bán buôn truyền thống của BIDV là điều hết sức cần thiết. Đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Hồ” đã thực hiện được những nội dung sau:

Một là, khóa luận trình bày tổng quan lý luận cơ bản về chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại, trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng cá nhân; quy trình tín dụng; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Hai là, khóa luận đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh BIDV Tây Hồ bao gồm: cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân; quy trình tín dụng, các sản phẩm tín dụng cá nhân tại chi nhánh; đánh giá các chỉ tiêu chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánhgiai đoạn 2014-2016. Từ đó, bài viết nêu lên những kết quả mà chi nhánh đạt được trong triển khai tín dụng cá nhân giai đoạn 2014- 2016 như: dư nợ và lợi nhuận từ tín dụng cá nhân tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ xấu trong mức an toàn, mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, cải tiến dịch vụ ngân hàng điện tử, chất lượng phục vụ tốt.Đồng thời, bài viết chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của chi nhánh bao gồm: cơ cấu cho vay không đều, chưa có sản phẩm khác biệt hoàn toàn, mức đóng góp của hoạt động tín dụng cá nhân vào kết quả kinh doanh của chi nhánh còn hạn

tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân không tương ứng với tăng nguồn

nhân lực, sự cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ,.

Ba là, trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân hạn chế, dự báo tình hình hoạt động

tín dụng trong thời gian tới và định hướng phát triển của chi nhánh, khóa luận đưa ra các nhóm giải pháp cho cả Hội sở BIDV và chi nhánh Tây Hồ về hoàn thiện và đa dạng sản phẩm tín dụng cá nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới, chú trọng hoạt động Marketing,. Đồng thời, khóa luận đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để hỗ trợ cải thiện, tạo điều kiện phát triển tín, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình

1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2014, Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2014, Giáo trình Nguyên lí và Nghiệp vụ Ngân hàng

thương mại, NXB Thống kê GS. TS Nguyễn Văn Tiến, 2014, Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

Khóa luận, luận văn

1. Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011, Luận vănThạc sĩ Kinh tế “Giải pháp phát triển tín

dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”, Trường Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Trịnh Thị Quỳnh Dương, 2015, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng “Phát

triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội”, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Việt Hưng, 2015, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính quốc tế “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi

nhánh Đông Đô”, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Văn bản pháp luật

1. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

2. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

3. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Tài liệu nội bộ

1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Tây Hồ năm 2014,2015,2016

2. Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Tây Hồ năm 2014,2015,2016

Website

62

1. Công thông tin điện tử Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban 2. Website Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam http://bidv.com.vn/ 3. Website BIDV Dịch vụ thẻ http://card.bidv.com.vn/default.aspx

4. Website Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VietinBank http://www.vietinbank. vn/web/home/vn/index .html

5. Website của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank http://www.vietcombank.com.vn/

6. Website của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam http://agribank.com.vn/default.aspx

7. Website Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienVietPostBank http://www.lienvietpostbank.com.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 406 (Trang 69 - 73)