Phương pháp tạo động lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại VP bank NH việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 006 (Trang 31 - 37)

7. Kết cấu

1.2.5. Phương pháp tạo động lực

a. Tạo động lực thông qua vật chất

Kích thích lao động bằng vật chất là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và hăng say trong công việc. Kích thích về vật chất bao gồm kích thích về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

Khóa Luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

các phúc lợi và dịch vụ khác. Đây là những khoản sẽ giúp người lao động đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình. Theo Thomas (2009): “Từ đầu đến giữa thế kỷ XX, các

yếu tố tài chính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực”

Tiền lương

Tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được một cách cố định thường xuyên theo một đơn vị thời gian như tuần, tháng, quý....

Tiền lương là động lực chủ yếu kích thích người lao động hăng hái làm việc, tăng năng suất lao động. Tiền lương một mặt vừa tạo ra sự thoả mãn trong công việc nếu như nó phản ánh đúng giá trị đóng góp của mỗi cá nhân lao động và ngược lại nó

sẽ tạo ra sự bất mãn. Tiền lương cao sẽ thu hút và hấp dẫn người lao động về với doanh nghiệp, giữ người lao động gắn bó với tổ chức. Ngoài ra tiền lương còn biểu hiện giá trị, địa vị của người lao động do đó tiền lương có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc và ngược lại nếu tiền lương không thỏa đáng nó sẽ kìm hãm sự say mê của người lao động với công việc.

Trong nghiên cứu của Lindner (1998) tại đại học Ohio - Mỹ đã xếp tiền lương

là yếu tố quan trọng thứ hai trong mô hình gồm 10 yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên. Hay nghiên cứu của Gawel (1997) tại các trường tiểu học và trung học thấy rằng: “Các kế hoạch đào tạo có liên quan đến phần thưởng tài chính, nhân viên sẽ nỗ lực nhiều hơn nếu được thỏa mãn yếu tố này”. Theo nghiên cứu của Jenica (2007) thì: “tiền lương tốt là yếu tố nằm giữa trong danh sách các yếu tố quan trọng nhất trong công việc của người lao động trong những năm 1980, đến những năm 1990

thì nó là yếu tố quan trọng đứng đầu và vẫn duy trì vị trí này đến những năm 2000” Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy người lao động làm việc tốt. Để đảm bảo tính hiệu quả của tiền lương đối với công tác tạo động lực cho người lao động nhà quản lý cần chú ý đến các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc cân bằng thị trường: Việc trả lương ngang nhau đối với các lao động

giữa các doanh nghiệp, sự khác biệt này dựa trên sự khác biệt giá cả thị trường; - Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

Khóa Luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

- Đảm bảo trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau. Việc trả lương công bằng sẽ khuyến khích người lao động hăng hái làm việc;

- Tiền lương phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của người lao động;

- Người lao động phải có sự hiểu biết, quan tâm về quy chế tiền lương và biết cách tính lương của mình.

Tiền thưởng

Tiền thưởng là khoản thù lao phụ thêm ngoài tiền lương, tiền trả công thêm cho người lao động hoàn thành tốt công việc. Tiền thưởng là động lực trực tiếp thúc đẩy người lao động sáng tạo, say mê làm việc, tiết kiệm nguyên liệu, tăng năng suất lao động, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về thời gian hoàn thành công việc.

Khi thực hiện chính sách về tiền thưởng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tiền thưởng phải dựa trên những căn cứ nhất định do đó cần phải có tiêu chuẩn

thưởng. Mức tiền thưởng quá thấp hoặc quá cao đều làm triệt tiêu đi vai trò của tiền thưởng. Nếu mức tiền thưởng quá thấp sẽ không tạo hứng thú cho người lao động phấn đấu. Nếu mức thưởng quá cao thì dễ dẫn đến người lao động chạy theo số lượng,

đồng thời sẽ quá đề cao vai trò của tiền thưởng;

- Khoảng thời gian diễn ra hành vi và thời điểm thưởng không quá dài;

- Thưởng phải dựa vào thành tích của mỗi người, thưởng phải đảm bảo sự công bằng.

Phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Phúc lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp đỡ người lao động đảm bảo đời sống ở mức tối thiểu, yên tâm làm việc, nâng cao khả năng lao động. Đồng thời phúc lợi là một công cụ quan trọng giúp tổ chức giữ được lao động giỏi của mình và thu hút được lao động có trình độ cao từ bên ngoài.

Marko Kukanja (2012) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các nhân viên trong ngành dịch vụ du lịch tại khu vực ven biển Piran

của Slovenia đã cho thấy rằng yếu tố phúc lợi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc. Trong mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố thì phúc lợi xếp vị trí thứ hai trong

mức độ quan trọng theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu

Khóa Luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Phúc lợi có 2 loại:

- Phúc lợi bắt buộc: là loại mà doanh nghiệp phải đưa ra theo đòi hỏi của pháp luật như các loại bảo đảm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp đau ốm, tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, ...

- Phúc lợi tự nguyện: ngoài các khoản do pháp luật quy định, doanh nghiệp còn áp dụng một số hình thức phúc lợi tự nguyện nhằm khuyến khích người lao động làm

việc tốt hơn, yên tâm công tác và gắn bó với tổ chức nhiều hơn như: các chương trình

bảo vệ cho sức khỏe, các dịch vụ, cổ phần, trợ cấp độc hại và các trợ cấp khác. Cổ phần là hình thức doanh nghiệp cho người lao động nắm giữ một số cổ phần trong doanh nghiệp. Hình thức này áp dụng chủ yếu trong các công ty cổ phần dưới dạng quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động. Khi họ được nắm giữa một lượng cổ phần nhất định thì họ cảm thấy mình vừa là chủ doanh nghiệp, vừa là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động trực tiếp tạo ra lợi ích

của công ty đồng thời nhận quyền lợi từ cổ phần công ty. Từ đó sẽ tạo động lực lớn cho người lao động khiến họ có trách nhiệm cao hơn trước hết là với công việc của họ, sau đó là lợi ích của công ty.

Trợ cấp là khoản tiền mà người lao động được nhận để khắc phục những khó khăn trong các hoàn cảnh lao động cụ thể. Mục tiêu của trợ của trợ cấp là bảo vệ tình

trạng sức khỏe để duy trì công việc, đảm bảo về tài chính cho người lao động hay quá

trình hưu trí về sau của họ. Trợ cấp bao gồm: trợ câp sy tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp đi lại, nhà ở, ...

Phụ cấp là khoản tiền trả thêm cho người lao động do họ đảm nhiệm thêm trach nhiệm hoặc làm việc trong điều kiện không bình thường. Phụ cấp có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế. Có nhiều loại phụ cấp khác nhau như: phụ cấp

độc hại, nguy hiểm, .

b. Tạo động lực thông qua tinh thần

Nhu cầu về tinh thần của con người rất phong phú và đa dạng, nó có tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động, người lao động làm việc thoải mái hay trong tình trạng ức chế phụ thuộc một phần vào mức độ thỏa mãn những nhu cầu về mặt tinh thần. Hiện nay ở các nước phát triển các nhà quản lý quan tâm đến việc kích

Khóa Luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

thoả mãn nhu cầu tinh thần như giao tiếp, khẳng định mình, ... hơn là để thoả mãn nhu cầu về vật chất

Tao đông lực thông qua công viêc

Đối với người lao động trong doanh nghiệp thì công việc là nhiệm vụ được tổ chức giao phó, có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người lao động. Nó gắn với mục đích và động cơ làm việc. Bản thân công việc cũng là một nhân tố rất quan trọng trong công tác tạo động lực cho người lao động. Trong nghiên cứu của Rutherford et al. (2009) đã chỉ ra rằng đặc điểm công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng thú và duy trì nhân viên. Công việc đó phải thỏa mãn những điều kiện sau:

- Nhân viên nắm rõ yêu cầu và tính chất của công việc; - Sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau;

- Công việc cho phép nhân viên sử dụng quyền hạn nhất định để hoàn tất công việc của mình;

- Sau mỗi lần thực hiện phải có ý kiến phản hồi từ cấp trên để người lao động đánh giá được được kết quả và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Tính chất, đặc điểm, nội dung và tiêu chuẩn thực hiện công việc là những yếu tốt ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến kết quả thực hiện công việc. Nếu tổ chức phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với trình độ chuyên môn, phẩm chất

cá nhân hay sở thích cá nhân của người lao động thì họ sẽ có hứng thú với công việc,

nâng cao trách nhiệm cá nhân với kết quả đạt được. Họ sẽ tự động làm việc một cách

nhiệt tình, cho năng suất lao động cao hơn.

Tao đông lực thông qua môi trường làm viêc Điều kiện làm việc

Điều kiện và môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố: máy móc, thiết bị, bầu không khí làm việc, văn hóa tổ chức,. Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc. Môi trường làm việc tốt như:

nơi làm việc hợp lý, cường độ ánh sáng đầy đủ, trang thiết bị hiện đại,. sẽ tạo ra cảm giác tốt, hăng say làm việc của người lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động. Ngược lại, nếu làm việc trong một môi trường không đủ tốt, cơ sở vật chất kém

sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Họ không thể tập trung vào công việc từ đó dẫn đến hiệu quả lao động giảm sút. Vì vậy, các nhà

Khóa Luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

quản lý phải quan tâm đến môi trường, điều kiện làm việc của người lao động, giải quyết kịp thời các khó khăn, nâng cao hiệu quả làm việc. Theo Teck-hong & Waeed (2011) thì điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến động

lực tại nơi là việc

Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp

Thăng tiến được hiểu là sự thăng cấp lên một vị trí cao hơn, quan trọng hơn trong tổ chức với mức lương cao hơn. Con người thì luôn có tinh thần cầu tiến cao và

theo học thuyết của Maslow thì khi thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản, con người sẽ có xu hướng tiến đến nhu cầu cao hơn. Wildes (2008) đã nêu bật những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực của người lao động trong ngành khách sạn trong đó có thăng tiến nghề nghiệp và đào tạo. Ở đây, sự thăng tiến cũng chính là nhu cầu được tôn trọng hay nhu cầu tự hoàn thiện. Người lao động luôn tìm kiếm những cơ hội thăng tiến từ trong tổ chức để thể hiện mình, chứng minh họ có năng lực.

Việc tiến cử người lao động vào vị trí cao hơn, yêu cầu cao hơn thì đi kèm với

đó là nghĩa vụ và trách nhiệm cũng cao hơn. Nhưng những yêu cầu này lại là nhân tố khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn để chứng tỏ mình xứng đáng với

nhiệm vụ được giao. Vị trí mới này chính là sự công nhận của tổ chức với năng lực mà người lao động có. Người lao động sẽ cảm thấy có động lực vì tổ chức coi trọng họ, tạo cơ hội cho họ phát triển bản thân. Từ đây họ sẽ cảm thấy yêu công việc, sẽ gắn bó với tổ chức lâu dài, nâng cao hiệu quả công việc

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng hợp các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của người lao động

Đối với tổ chức thì nguồn lực con người vẫn là nhân tố quan trọng nhất để quyết định thành bại. Người lao động được đào tạo sẽ có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng tốt,... khiến cho quá trình thức hiện công việc hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Đối với người lao động, việc được đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc sẽ thỏa mãn nhu cầu học hỏi, nâng cao nhận thức của bản than. Họ cảm thấy được tổ chức coi trọng, có thể tin tưởng vào cơ hội thăng tiến mà

Thiết lập mục

tiêu

Khóa Luận tôt nghiệp Học viện ngân hàng

tổ chức trao cho. Từ đây, người lao động sẽ có động lực làm việc và học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động.

Đánh giá công việc

Đánh giá công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động so với các tiêu chuẩn đã được xây dựng trước đó. Cấu trúc của hệ thống đánh giá thực hiện công việc bao gồm: tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường sự thực hiện công việc và thông tin phản hồi.

Đối với người lao động, việc đánh giá công việc sẽ giúp họ nắm bắt được khả năng của mình, những thiếu sót còn tồn tại để rút kinh nghiệm cho lần sau. Việc đánh

giá và tiếp nhận thông tin phản hồi sẽ cho người lao động kinh nghiệm thực tế, nâng cao hiệu quả lao động cho các lần làm việc tiếp theo. Fey et al. (2009) đã chứng minh

rằng các hoạt động quản lý nhân sự bao gồm đánh giá hiệu quả công việc là đòn bẩy thông qua đó kích thích nhân viên làm việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại VP bank NH việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 006 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w