Khi nhắc đến mức độ hài lòng của người lao động, trước tiên phải kể đến sự hài
lòng của người lao động với vị trí việc làm như thế nào? Người lao động có hài lòng với vị trí công việc mình đảm nhận không? Công việc có phù hợp với trình độ chuyên
môn, sở trường của người lao động không? Nếu người lao động hài lòng với những gì mình nhận được từ phía doanh nghiệp, người lao động sẽ hứng khởi và tin tưởng để phát huy hết khả năng của mình đem lại hiệu quả lao động cao hơn. Ngược lại, đó sẽ là sự cản trở hiệu quả làm việc của người lao động.
Sự hài lòng của người lao động còn được thể được thông qua sự thỏa mãn của người lao động về chế độ thù lao, chế độ phúc lợi; thông qua niềm tin tưởng và tự hào của người lao động về tổ chức nơi mình đang làm việc.
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn về động lực làm việc và mức độ cam kết của đội ngũ nhân viên với công ty. Sự hài lòng về vị trí việc làm và chế độ đãi ngộ của người lao động càng cao, đồng
nghĩa với việc công tác tạo động lực lao động đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả, những điểm nào chưa được người lao động đánh giá cao thì cần xem xét và điều chỉnh
hợp lý. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhân viên, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của nhân viên với tổ chức.
Theo học thuyết nhu cầu của Abarham Maslow thì con người có 5 nhu cầu cơ bản xếp từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu xem người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp, họ có cảm thấy thỏa mãn với nhu cầu bản thân không? Tại mỗi một thời điểm, tùy vào quan điểm cá nhân, mỗi người lao động sẽ có
nhu cầu khác nhau. Với những nhu cầu khác nhau đó, nếu người lao động cảm thấy thỏa mãn với nhu cầu bản thân, nghĩa là công tác tạo động lực đã thực sự đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Để làm thỏa mãn tất cả nhu cầu của
1.5.2. Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc
Ket quả so sánh giữa đầu ra (hiện vật hoặc giá trị) với đầu vào là nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính được gọi là năng suất. Năng suất lao động biểu hiện hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính năng suất lao động:
W = Q
T
Trong đó: Q - Doanh thu
T - số lao động của doanh nghiệp
Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc. Người lao động được tạo động lực thì thường tăng năng suất lao động, tích cực góp phần nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thành vượt định mức kế hoạch đề ra. Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có thể thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc để đánh giá về số lượng, chất lượng công việc, tinh thần, thái độ của người lao động. Năng suất lao động bình quân được tính trên cơ sở tổng giá trị hoặc sản phẩm tiêu thụ và số lao động sử dụng của công ty. Đối với
khối lao động gián tiếp, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được thể hiện qua tốc độ xử lý công việc; chất lượng và mức độ hoàn thành công việc được giao,... Doanh nghiệp có thể tiến hành đo lường thời gian người lao động hoàn thành công việc khi có động lực lao động có rút ngắn hơn, có vượt tiến độ so với dự định hay không? Nếu người lao động hoàn thành công việc vượt mức tiến độ, hơn nữa lại đảm
bảo yếu tố chất lượng và hiệu quả cao cho thấy tạo động lực lao động đã tác động tích cực đến người lao động và làm tăng năng suất lao động.
1.5.3. Sự gắn bó của người lao động
Lòng trung thành/ Mức độ gắn bó của người lao động với doanh nghiệp được thể hiện qua số lượng người làm việc lâu năm và muốn làm việc lâu dài với tổ chức. Sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
công ty. Muốn có được lòng trung thành/ sự gắn bó lâu dài của nhân viên thì tổ chức phải thực hiện tốt công tác tạo động lực lao động.
Sự gắn bó của người lao động là mức độ cao nhất trong giai đoạn phát triển sự trung thành của nhân viên đối với công ty mình. Giai đoạn phát triển như sau:
Sự hài lòng => Sự cam kết => Sự gắn bó
Mức độ hài lòng cho thấy nhân viên có thỏa mãn với các những gì mà tổ chức đã đáp ứng hay không.
Sự cam kết là một bậc cao hơn, thể hiện qua việc nhân viên hứa sẽ nỗ lực hết mình cho công việc, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách hay không.
Sự gắn bó là bậc cao nhất thể hiện qua việc nhân viên muốn gắn bó lâu dài với tổ chức, mong muốn được làm việc, cống hiến cho tổ chức.
1.5.4. Thái độ làm việc của người lao động
Thái độ làm việc của người lao động có ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện công việc. Khi người lao động tích cực, chủ động, sáng tạo sẽ giúp nâng cao hiệu quả
công việc, hoàn thiện kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý công việc của mình, đam mê công việc hơn. Thái độ làm việc của người lao động biểu hiện qua tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của người đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, chủ động giải quyết công việc, có trách nhiệm
trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, tính đổi mới trong phương pháp làm việc, thường xuyên đề xuất ý tưởng, số sáng kiến được công nhận, khen thưởng...
Tính chủ động trong giải quyết công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như các mối quan hệ với đồng nghiệp, đề xuất ý tưởng, sáng kiến mới được
công nhận,... giúp cho tổ chức cải thiện được năng suất lao động, giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG Lực CHO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM (PVCOMBANK)
- CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PVCOMBANK - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1.1. Giới thiệu chung về PVcomBank* Thông tin khái quát * Thông tin khái quát
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Tên viết tắt: PVcomBank
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 0101057919, do Sở KHĐT TP Hà Nội cấp ngày 01/10/2013
Vốn điều lệ: 9.000 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu: 9.693 tỷ đồng
Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (84) 024 3942 6800
Fax: (84) 024 3942 6796/97
Website: www.pvcombank.com.vn
E-mail: pvb@pvcombank.com.vn * Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
PVcomBank có tổng tài sản đạt hơn 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng,
lược Morgan Stanley (6,7%). Với mạng lưới 116 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc; nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, năng lượng, hạ tầng; PVcomBank cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu của khách hàng tổ chức và cá nhân.
Tgp đoàn Dau khí Việt Nam Cức tô chức - cá nhởn khác Ngán hàng ______ Morgan Stanley
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn tại PVcomBank năm 2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank 2017)
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank hướng
tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. PVcombank cam kết sẽ phân đâu trơ thanh Ngân hang chuân mực trong cung câp dịch vu; vơi phong cach thân thiến, lây lại ích cua khach hang - đôi tác làm muc tiêu hành đông, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông.
2.1.2. Giới thiệu về PVcomBank - Chi nhánh Đống Đa
* Thông tin khái quát
Tến đầy đủ : Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa Tến viết tắt : PVcomBank Đống Đa
Địa chỉ: 219DE Phố Khâm Thiên, Phường Thổ Quan, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
Giám đốc Chi nhánh : Ông Phan Việt Dũng
Khai trương hoạt động : 15/05/2015, tiền thân là Phòng Giao dịch PVcomBank Đống Đa
* Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
PVcomBank Đống Đa thực hiện đầy đủ các chức năng của một NHTM
- Là trung gian tín dụng: PVcomBank sẽ huy động khoản tiền nhàn rỗi của các
tổ chức cá nhân, sau đó cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu về vốn vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch lãi suất nhận tiền gửi và lãi suất cho vay.
- Là trung gian thanh toán: Chi nhánh thực hiện một số dịch thanh toán theo quy
định của Ngân hàng và NHNN.
- Thông qua 2 chức năng trên ngân hàng còn có chức năng tạo tiền. Số tiền mà
ngân hàng huy động được và cho vay được khách hàng sử dụng để tiêu dùng, mua hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng đã giúp cho dòng tiền lưu thông, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
Cũng như các Chi nhánh khác, PVcomBank Đống Đa cũng có các nhiệm vụ: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, cho vay theo thời hạn quy định của Ngân hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác: theo quy định của PVcomBank.
* Kết quả kinh doanh tại PVcomBank Đống Đa giai đoạn từ năm 2016 - 2018
Hoạt động kinh doanh của PVcomBank Đống Đa trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến. Trong những năm đầu đi vào hoạt động đã gặp nhiều khó khăn, song, với sự cô gắng của tất cả cán bộ nhân viên đã giúp Chi nhánh có được kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong hai năm gần đây.
- Tình hình huy động vôn
Đơn vị: tỷ đồng
■Huy động vốn
Biểu đồ 2.2. Chỉ tiêu vốn huy động của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015-2018
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Sau hơn bôn năm thành lập, dưới sự chỉ đạo dẫn dắt của Ban Giám đôc, cùng sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên đã giúp cho PVcomBank Đông Đa vượt qua những khó khăn và bước đầu đi vào hoạt động ổn định hơn. Năm 2015, khi PVcomBank Đông Đa vừa được công nhận chuyển từ Phòng Giao dịch thành Chi nhánh cũng là lúc NHNN có sự điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách tiền tệ, cùng với đó là cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại trên thị trường nên hoạt động huy động vôn của PVcomBank Đông Đa cũng gặp phải không ít khó khăn và không thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Để khắc phục những khó khăn và bù đắp chỉ tiêu chưa hoàn thành năm trước, năm 2016, ngân hàng đã đưa ra các chương trình khuyến mại phong phú, chính sách linh hoạt, cùng sự nỗ lực, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt Phòng Dịch vụ khách hàng đã giúp cho khách hàng
có cái nhìn mới về sản phẩm của ngân hàng, từ đó tình hình huy động vôn tăng trưởng
khá mạnh so với năm 2015 đạt 1.290 tỷ đồng tăng 44,1%, đạt 128,2% kế hoạch được giao. Các năm sau đó, khi đã dần khẳng định được tên tuổi của mình, tình hình huy động vôn của PVcomBank tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2017, huy động vôn đạt 1498 tỷ đồng tăng 208 tỷ đồng (tương đương 16,1%) so với năm 2016. Và
năm 2018 là một năm có sự thay đổi lớn về nhân sự, từ Ban giám đốc cho tới đội ngũ
nhân viên, gia tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng. Trong năm này, tình hình kinh doanh nói chung cũng như tình hình huy động nói riêng có sự tăng trưởng rõ rệt, đạt 2060 tỷ đồng tăng 562 tỷ đồng (tương đương 37,5%). Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực từ các cán bộ nhân viên ngân hàng trong suốt thời gian qua.
- Tình hình dư nợ cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ tín dụng
2000
■ Dư nợ cho vay
Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015-2018
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong năm đầu thành lập, PVcomBank có sản phẩm cho vay đối với khách hàng
là Doanh nghiệp siêu nhỏ (SMEs) mang lại chỉ tiêu dư nợ tín dụng khá lớn cho ngân hàng, khách hàng chủ yếu là các đơn vị trong ngành Dầu khí và các doanh nghiệp có quan hệ sản xuất theo chuỗi cung ứng với ngành Dầu khí. Nhưng những năm sau đó, dư nợ tín dụng của ngân hàng cũng có xu hướng dịch chuyển cơ cấu sang dư nợ tín dụng cá nhân nhiều hơn. Năm 2015, cũng như tình hình huy động vốn, tình hình cho vay của PVcomBank Đống Đa cũng không khả quan hơn là bao, dư nợ tín dụng chỉ đạt mức 809 tỷ đồng và dư nợ tín dụng của SMEs chiếm tới 45%, còn lại là dư nợ tín
dụng cá nhân và doanh nghiệp lớn và vừa. Đến năm 2016, khi đã đi vào ổn định hơn,
dư nợ tín dụng tăng mạnh đạt 1105 tỷ đồng, tăng 296 tỷ đồng (tương đương 36.6%) và vẫn tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tiềm năng của khối
Chỉ tiêu/ Năm
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu 285 352 123,5 376 106,8 456 121,3 Tổng chi 186 204 109,7 221 108,3 275 124,4 Lợi nhuận 99 148 149,5 155 104,7 181 116,8 I Z--- Phòng
khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017, dư nợ tín dụng lại giảm nhẹ gần 4% so với năm 2016, và có sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang tín dụng cá nhân. Đến năm 2018, với mạng lưới khách hàng mới được mở rộng, tình hình tín dụng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó sản phẩm cho vay mua ô tô và vay tín chấp có bước đột phá mới giúp cho tổng dư nợ tín dụng Chi nhánh đạt 1452 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017. Cho tới thời điểm hiện tại, cho vay mua ô tô vẫn đang là thế mạnh của Chi nhánh, được khách hàng lựa chọn nhiều.
- Các hoạt động kinh doanh khác
Các hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh cũng tăng trưởng khá tốt và hầu hết đạt chỉ tiêu. Trong hoạt động bán lẻ, PVcomBank Đống Đa luôn tận tình tư vấn cho khách hàng gói sản phẩm phù hợp nhất, linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động thẻ, PVcomBank Đống Đa đang từng bước phát triển cả về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động bán chéo bảo hiểm cũng được đưa vào thực hiện, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân viên và đạt được kết quả khá tốt. Ngoài ra, các nhóm sản phẩm tài trợ thương mại, bảo lãnh cũng có hướng phát triển tốt góp phần mang lại doanh thu cho ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu (Đơn vị: %) Nợ xấu 2.5 2 1.5 1 0.5 0 2.3
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ xấu
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015 -2018