Giới thiệu về PVcomBank Chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 005 (Trang 37 - 48)

* Thông tin khái quát

Tến đầy đủ : Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa Tến viết tắt : PVcomBank Đống Đa

Địa chỉ: 219DE Phố Khâm Thiên, Phường Thổ Quan, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Giám đốc Chi nhánh : Ông Phan Việt Dũng

Khai trương hoạt động : 15/05/2015, tiền thân là Phòng Giao dịch PVcomBank Đống Đa

* Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh

PVcomBank Đống Đa thực hiện đầy đủ các chức năng của một NHTM

- Là trung gian tín dụng: PVcomBank sẽ huy động khoản tiền nhàn rỗi của các

tổ chức cá nhân, sau đó cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu về vốn vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch lãi suất nhận tiền gửi và lãi suất cho vay.

- Là trung gian thanh toán: Chi nhánh thực hiện một số dịch thanh toán theo quy

định của Ngân hàng và NHNN.

- Thông qua 2 chức năng trên ngân hàng còn có chức năng tạo tiền. Số tiền mà

ngân hàng huy động được và cho vay được khách hàng sử dụng để tiêu dùng, mua hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng đã giúp cho dòng tiền lưu thông, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.

Cũng như các Chi nhánh khác, PVcomBank Đống Đa cũng có các nhiệm vụ: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, cho vay theo thời hạn quy định của Ngân hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác: theo quy định của PVcomBank.

* Kết quả kinh doanh tại PVcomBank Đống Đa giai đoạn từ năm 2016 - 2018

Hoạt động kinh doanh của PVcomBank Đống Đa trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến. Trong những năm đầu đi vào hoạt động đã gặp nhiều khó khăn, song, với sự cô gắng của tất cả cán bộ nhân viên đã giúp Chi nhánh có được kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong hai năm gần đây.

- Tình hình huy động vôn

Đơn vị: tỷ đồng

■Huy động vốn

Biểu đồ 2.2. Chỉ tiêu vốn huy động của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Sau hơn bôn năm thành lập, dưới sự chỉ đạo dẫn dắt của Ban Giám đôc, cùng sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên đã giúp cho PVcomBank Đông Đa vượt qua những khó khăn và bước đầu đi vào hoạt động ổn định hơn. Năm 2015, khi PVcomBank Đông Đa vừa được công nhận chuyển từ Phòng Giao dịch thành Chi nhánh cũng là lúc NHNN có sự điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách tiền tệ, cùng với đó là cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại trên thị trường nên hoạt động huy động vôn của PVcomBank Đông Đa cũng gặp phải không ít khó khăn và không thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Để khắc phục những khó khăn và bù đắp chỉ tiêu chưa hoàn thành năm trước, năm 2016, ngân hàng đã đưa ra các chương trình khuyến mại phong phú, chính sách linh hoạt, cùng sự nỗ lực, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt Phòng Dịch vụ khách hàng đã giúp cho khách hàng

có cái nhìn mới về sản phẩm của ngân hàng, từ đó tình hình huy động vôn tăng trưởng

khá mạnh so với năm 2015 đạt 1.290 tỷ đồng tăng 44,1%, đạt 128,2% kế hoạch được giao. Các năm sau đó, khi đã dần khẳng định được tên tuổi của mình, tình hình huy động vôn của PVcomBank tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2017, huy động vôn đạt 1498 tỷ đồng tăng 208 tỷ đồng (tương đương 16,1%) so với năm 2016. Và

năm 2018 là một năm có sự thay đổi lớn về nhân sự, từ Ban giám đốc cho tới đội ngũ

nhân viên, gia tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng. Trong năm này, tình hình kinh doanh nói chung cũng như tình hình huy động nói riêng có sự tăng trưởng rõ rệt, đạt 2060 tỷ đồng tăng 562 tỷ đồng (tương đương 37,5%). Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực từ các cán bộ nhân viên ngân hàng trong suốt thời gian qua.

- Tình hình dư nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ tín dụng

2000

■ Dư nợ cho vay

Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Trong năm đầu thành lập, PVcomBank có sản phẩm cho vay đối với khách hàng

là Doanh nghiệp siêu nhỏ (SMEs) mang lại chỉ tiêu dư nợ tín dụng khá lớn cho ngân hàng, khách hàng chủ yếu là các đơn vị trong ngành Dầu khí và các doanh nghiệp có quan hệ sản xuất theo chuỗi cung ứng với ngành Dầu khí. Nhưng những năm sau đó, dư nợ tín dụng của ngân hàng cũng có xu hướng dịch chuyển cơ cấu sang dư nợ tín dụng cá nhân nhiều hơn. Năm 2015, cũng như tình hình huy động vốn, tình hình cho vay của PVcomBank Đống Đa cũng không khả quan hơn là bao, dư nợ tín dụng chỉ đạt mức 809 tỷ đồng và dư nợ tín dụng của SMEs chiếm tới 45%, còn lại là dư nợ tín

dụng cá nhân và doanh nghiệp lớn và vừa. Đến năm 2016, khi đã đi vào ổn định hơn,

dư nợ tín dụng tăng mạnh đạt 1105 tỷ đồng, tăng 296 tỷ đồng (tương đương 36.6%) và vẫn tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tiềm năng của khối

Chỉ tiêu/ Năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu 285 352 123,5 376 106,8 456 121,3 Tổng chi 186 204 109,7 221 108,3 275 124,4 Lợi nhuận 99 148 149,5 155 104,7 181 116,8 I Z--- Phòng

khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017, dư nợ tín dụng lại giảm nhẹ gần 4% so với năm 2016, và có sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang tín dụng cá nhân. Đến năm 2018, với mạng lưới khách hàng mới được mở rộng, tình hình tín dụng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó sản phẩm cho vay mua ô tô và vay tín chấp có bước đột phá mới giúp cho tổng dư nợ tín dụng Chi nhánh đạt 1452 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017. Cho tới thời điểm hiện tại, cho vay mua ô tô vẫn đang là thế mạnh của Chi nhánh, được khách hàng lựa chọn nhiều.

- Các hoạt động kinh doanh khác

Các hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh cũng tăng trưởng khá tốt và hầu hết đạt chỉ tiêu. Trong hoạt động bán lẻ, PVcomBank Đống Đa luôn tận tình tư vấn cho khách hàng gói sản phẩm phù hợp nhất, linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động thẻ, PVcomBank Đống Đa đang từng bước phát triển cả về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động bán chéo bảo hiểm cũng được đưa vào thực hiện, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân viên và đạt được kết quả khá tốt. Ngoài ra, các nhóm sản phẩm tài trợ thương mại, bảo lãnh cũng có hướng phát triển tốt góp phần mang lại doanh thu cho ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu (Đơn vị: %) Nợ xấu 2.5 2 1.5 1 0.5 0 2.3

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ xấu

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015 -2018

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhìn chung, PVcomBank kiểm soát tỉ lệ nợ xấu tương đối tốt, chỉ có năm

2015 tỉ lệ nợ xấu ở mức trên 2%, còn lại các năm 2016, năm 2017sau giảm đều và ở dưới mức 2%. Năm 2018, tỉ lệ nợ xấu có tăng nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn nằm trong mức kiểm soát được.

- Ket quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1. Ket quả hoạt động kinh doanh PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của PVcomBank Đống Đa có xu hướng tăng qua các năm. Lợi nhuận năm 2015 chỉ đạt 99 tỷ đồng thì cho tới năm 2018 đã tăng gần gấp đôi đạt 181 tỷ đồng. Đây chưa phải là sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng đối với một ngân hàng có quy mô nhỏ, chưa thực sự khẳng định được vị thế của mình so với các ngân hàng khác, Chi nhánh vừa đi vào hoạt động thì đây cũng là một dấu hiệu khá tốt.

* Cơ cấu tổ chức và đặc điểm nhân sự tại PVcomBank Đống Đa

- Cơ cấu tổ chức

I —; Z--- Phòng KHDN - I —; Z--- Phòng KHCN I —; Z--- Phòng HCNS PhòngKT PhòngTD

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tố chức PVcomBank Đống Đa

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

Phòng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Phòng Dịch vụ khách hàng 6 8 9

Ban Giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành và quản lý hoạt động của chi nhánh theo quy định của PVcomBank và NHNN. Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc, chỉ đạo thực hiện một số công việc do giám đốc giao phó.

Phòng Dịch vụ khách hàng (DVKH): là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng, tư vấn thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng, tiếp nhận và quản lý hồ sơ, mở tài khoản tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ liên quan tới tài khoản tiền gửi, thanh toán cho khách hàng.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN): là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn, cấp tín dụng cho khách hàng, theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp theo chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của PVcomBank.

Phòng Khách hàng cá nhân (KHCN): là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ để huy động vốn, cấp tín dụng cho khách hàng, theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp theo chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của PVcomBank.

Phòng hành chính nhân sự (HCNS): là phòng thực hiện các công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của PVcomBank, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại chi nhánh.

Phòng Kế toán (KT): Là phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Ngoài ra, phòng có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và PVcomBank.

Phòng Tín dụng (TD): nhiệm vụ của phòng là tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ phòng Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định điều kiện giải ngân của PVcomBank và quy định của NHNN, quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ, thực hiên tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nơ, gửi kết quả cho cấp thẩm quyền để ra quyết định kịp thời, đồng thời có trách nhiệm lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng.

- Đặc điểm nhân sự

+ Cơ cấu lao động theo số lượng

Phòng Khách hàng doanh nghiệp 8 8 8 Phòng Khách hàng cá nhân 15 16 19 Phòng Hành chính nhân sự 3 3 3 Phòng Kế toán 3 2 2 Phòng Tín dụng 4 4 4 Tổng 39 41 45

Giới tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

’Nữ 22 56,41 21 51,22 23 51,11

Nam 17 43,59 20 48,78 22 48,89

Tổng 39 100 41 100 45 100

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

Từ bảng trên có thể thấy cơ cấu nhân sự có biến động nhưng không đáng kể. Năm 2017 tăng thêm 2 người so với năm 2016, năm 2018 tăng 4 người so với năm 2017, và chủ yếu nhân sự tăng ở phòng Dịch vụ khách hàng và Phòng Khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy PVcomBank Đống Đa đang cố gắng thu hút thêm nguồn nhân lực chất lượng để xây dựng hình ảnh, tư vấn phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất, có xu hướng tập trung đẩy mạnh cho khối khách hàng cá nhân và các sản phẩm thẻ, banca.

Số nhân sự tăng nhiều hơn trong năm 2018 cho thấy rằng PVcomBank đang kì vọng với lực lượng nhân viên mới tràn đầy nhiệt huyết sẽ mang lại nguồn sức mạnh, lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

+ Cơ câu lao động theo giới tính

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính của PVcomBank Đống Đa giai đoạn 2016-2018

Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Trên Đại học 7 17,95 9 21,95 12 26,67 Đại học 27 69,2 3 29 70,73 31 689 Cao đẳng 5 12,82 3 732 2 443 Tổng 39 100 41 100 45 100 (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

Từ bảng trên, nhìn chung tình hình lao động theo giới tính qua các năm không có nhiều biến động, tỉ lệ nam nữ khá đồng đều trên hệ thống toàn chi nhánh.

Tuy nhiên giữa các phòng ban lại có sự chênh lệch giới tính tương đối lớn.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động theo giới tính tại các phòng ban của PVcomBank Đống Đa năm 2018

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

Nhìn vào biểu đồ cơ câu giới tính của các phòng ban năm 2018 ta có thể dễ dàng nhận thây điều này. Và sự chênh lệch giới tính này chủ yếu xảy ra ở Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Kế toán và Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân. Tại Phòng Dịch vụ khách hàng và Phòng kế toán tỉ lệ lao động nữ là 100% do đặc thù công việc của phòng cần sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ, nhẫn nại. Trong khi đó tỉ lệ lao động nữ lại có xu hướng thâp hơn chiếm 38% tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và đặc biệt chiếm 16% tại Phòng Khách hàng cá nhân. Sự chênh lệch

này có thể là do công việc của khối tín dụng khá vất vả, phải đi lại nhiều và thường xuyên phải về muộn nên thích hợp với phái mạnh nhiều hơn. Trên đây là cơ cấu lao động theo giới tính của các phòng ban năm 2018, các năm trước tỉ lệ này cũng tương tự, khác biệt không đáng kể.

Thâm niên công tác Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Dưới 1 năm 9 23,08 8 19,51 18 40

Từ 1 năm đến 3 năm 15 38,46 16 39,02 12 26,67

Từ trên 3 năm đến 5 năm 9 23,08 10 24,39 8 17,78

Trên 5 năm 6 15,38 7 17,08 7 15,55

Tổng 39 ĩõõ 41 100 45 100

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ người lao động tại PVcomBank

Đống Đa giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

Theo bảng trên ta có thể thấy, trong 3 năm gần đây số lượng lao động không tăng nhiều nhưng tuy nhiên trình độ lao động được cải thiện đáng kể. Neu như trong năm 2016 lao động có trình độ trên Đại học chiếm 17,95% và lao động có trình độ cao đẳng chiếm 12,82% thì tới năm 2018, lao động có trình độ trên Đại học chiếm 26,67% tăng 8,97% so với năm 2016, lao động có trình độ Cao đẳng giảm chỉ còn 4,43%. Mặc dù sự thay đổi này chưa phải là bước đột phá mạnh mẽ nhưng nó cũng thể hiện được rằng PVcomBank Đống Đa rất chú trọng cải thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực để thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng đa dạng để có thể cùng ban quản lí phát triển ngân hàng hơn nữa. Tuy nhiên bên cạnh đó những nhân viên đã được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng còn có những nhân viên làm trái ngành trái nghề, vì vậy để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên PVcomBank cũng tiến hành gửi nhân viên đi đào tạo tại các lớp đào tạo nghiệp vụ ngân hàng để nhân viên có thể trau dồi thêm kiến thức về các mảng còn thiếu sót để tự hoàn thiện.

+ Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 005 (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w