Khuôn khổpháp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 36 - 37)

Ke từ năm 2000, hàng loạt các văn bản về các vấn đề liên quan đến thị trường mở đã được NHNN Việt Nam ban hành như: Quy chế NVTTM, Quy trình NVTTM, Quy định về đăng ký GTCG, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu NHNN, ....Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến Quy chế NVTTM được NHNN Việt Nam ban hành theo quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN ngày 09/03/2000. Nội dung cơ bản của quy chế đã nêu lên được những quy định chung về ban điều hành NVTTM, thành viên tham gia thị trường, phương thức đấu thầu, quy trình đấu thầu của NVTTM tại Việt Nam. Ngoài ra thì trước đó, ngay trong luật NHNN Việt Nam ban hành tháng 12/1997 cũng đã đề cập đến việc sử dụng công cụ NVTTM trong điều hành chính sách tiền tệ.

Sau những văn bản mang tính khai sinh cho thị trường mở tại Việt Nam này, NHNN tiếp tục ban hành một loạt các văn bản khác mang tính sửa đổi và bổ sung cho hoạt động cũng như sự quản lý của thị trường mở như Quyết định số 1439/2001/QĐ- NHNN ngày 20/11/2001 về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế NVTTM, Quyết định số 877/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002 về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001, Quyết định số 1085/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 và khoản 4 Điều 1 Quyết

27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/09/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế NVTTM được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN mà theo đó, các phương thức mua hoặc bán GTCG bao gồm: Giao dịch mua có kỳ hạn (việc NHNN mua và nhận quyền sở hữu GTCG từ TCTD, đồng thời TCTD cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu GTCG đó sau một thời gian nhất định); Giao dịch bán có kỳ hạn (việc NHNN bán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho TCTD, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu GTCG đó sau một thời gian nhất định); Giao dịch mua hẳn (việc NHNN mua và nhận quyền sở hữu GTCG từ TCTD, không kèm theo cam kết bán lại GTCG); Giao dịch bán hẳn (việc NHNN bán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho TCTD, không kèm theo cam kết mua lại GTCG).

Gần đây nhất, NHNN đã ban hành Thông tư số 42/2015/TT-NHNN quy định về NVTTM, có hiệu lực kể từ ngày 30/4/2016. Theo đó, Ban điều hành NVTTM thay mặt Thống đốc NHNN điều hành NVTTM theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn sau: điều hành NVTTM; quyết định định hướng điều hành NVTTM trong từng thời kỳ; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên NVTTM khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại NHNN; được NHNN cấp mã ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w