Tổng quan NVTTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 29)

2.1.1 Lịch sử ra đời NVTTM tại Việt Nam

Với sự xuất hiện của những thay đổi liên tục cũng như biến động trong nền kinh tế thế giới nói chung và hệ thống thị trường tài chính nói riêng trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, hệ thống ngân hàng đã phải đối mặt với áp lực lớn về sự thích nghi với bối cảnh kinh tế mới. Chúng ta đã nhìn thấy những thay đổi căn bản về định hướng phát triển, hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ và công nghệ trong tín dụng được triển khai không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam . Dấu hiệu tích cực này cho thấy một sự tiến bộ vượt bậc trong khả năng hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi đơn vị quản lý cấp quốc gia phải triển khai, áp dụng

các công cụ quản lý hiện đại, hiệu quả trên một quy mô lớn hơn trước rất nhiều. NHTW

là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, đảm bảo các

hệ thống thanh toán và bù trừ vận hành trôi chảy, hiệu quả với một hệ thống ngân hàng lành mạnh và ổn định vững chắc; do đó rất cần các công cụ phù hợp với một môi trường

tài chính đang thay đổi nhanh chóng.

Trên cơ sở đó, sự ra đời tất yếu của NVTTM tại Việt Nam ngày 12/07/2000 bằng Quyết định số 85/2000/QĐ NHNN14 ngày 9/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đánh dấu bước phát triển mới trong điều hành CSTT từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp. Đây là công cụ điều tiết tạo cho NHNN Việt Nam sự linh hoạt, chủ động trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

Trong quá trình hoạt động NVTTM, NHNN có nhiều văn bản chỉnh sửa, bổ sung, gần đây nhất là Thông tư số 42/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với một loạt điều chỉnh quan trọng về phương thức điều hành thị trường mở, điều kiện công nhận tổ chức tín dụng nước ngoài được công nhận là thành viên thị trường mở Việt Nam cũng như điều kiện về các loại GTCG được giao dịch.

2.1.2 Bộ máy tổ ch ức

Về mặt tổ chức, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động NVTTM là Ban Điều hành NVTTM (gọi tắt là Ban Điều hành) với thành viên là các vụ chức năng của

NHNN (Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý ngoại hối), Trưởng ban là một Phó Thống đốc NHNN.

Sơ đồ 2.1 Tổ chức hoạt động NVTTM

Nguồn: NHNN Việt Nam

Ghi chú:

(1) Vụ CSTT thực hiện chức năng quản lý vốn khả dụng của các TCTD đề xuất và trình phương án điều hành NVTTM để Ban Điều hành quyết định khối lượng, lãi suất, phương

của các TCTD, thực hiện xét và phân bổ thầu, thông báo kết quả...) theo quy định. Đồng thời, chuyển kết quả xuống bộ phận thanh toán.

(4) và (5) Căn cứ thông báo kết quả của từng phiên giao dịch, Phòng Kế toán (Bộ phận hạch toán và bộ phận lưu ký) thực hiện hạch toán tăng (giảm) tiền trên tài khoản tiền gửi của thành viên trúng thầu; đồng thời, hạch toán giảm (tăng) tài khoản lưu ký GTCG của thành viên và đẩy dữ liệu vào hệ thống kết nối dữ liệu với bộ phận NVTTM.

Về khối lượng can thiệp và sử dụng vốn trong hoạt động NVTTM, Thống đốc NHNN quyết định trên cơ sở căn cứ vào lượng tiền cung ứng hàng năm được Chính phủ phê duyệt, quỹ thực hiện CSTT, cơ chế nghiệp vụ của NHTW và chế độ tài chính của NHNN. Căn cứ vào yêu cầu của điều hành CSTT trong từng thời kỳ và tình hình thừa hoặc thiếu vốn khả dụng của các TCTD, Thống đốc sẽ quyết định việc mua hoặc bán các GTCG giữa NHNN với các TCTD tại Sở Giao dịch NHNN theo phương thức đấu thầu. Giá mua hoặc giá bán được xác định trên cơ sở cung - cầu trên thị trường và lãi suất chỉ đạo của NHNN, phù hợp với yêu cầu điều hành chính sách lãi suất hiện hành.

Bên cạnh vai trò chủ đạo của NHNN còn có các thành viên là các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và gần đây có thêm một định chế tài chính mới tham gia là công ty tài chính của một số tập đoàn kinh tế lớn.

2.1.3 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam

Ở Việt Nam, NVTTM được biết tới từ lâu nhưng chính thức triển khai kể từ khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Đề án triển khai nghiệp vụ TTM theo Quyết định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999. Trong đó, mục tiêu ban đầu đặt ra là thông qua hoạt động của NVTTM, NHNN Việt Nam có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, ban đầu việc quy định chỉ có các loại GTCG ngắn hạn mới được sử dụng trong các giao dịch NVTTM đã hạn chế kết quả hoạt động của NVTTM. Đến năm 2003, Luật NHNN được sửa đổi, bổ sung quy định “NVTTM là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các GTCG do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. Rõ ràng với quy định này, số lượng hàng hóa giao dịch NVTTM đã được bổ sung một lượng rất lớn các loại GTCG trung và dài hạn, thay cho việc chỉ có các loại GTCG ngắn hạn như trước đây.

2.1.3.1 Thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2000-2007

Có thể nói, đây là giai đoạn NVTTM bắt đầu được triển khai và phát triển tại Việt Nam. Ngay khi Thống đốc phê duyệt Đề án triển khai NVTTM theo Quyết định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999, Sở Giao dịch đã triển khai nhiệm vụ liên quan tới hoạt động NVTTM như việc mở tài khoản lưu ký cho thành viên, xây dựng văn bản hướng dẫn quy trình NVTTM, phối hợp với Cục Công nghệ tin học xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm giao dịch phục vụ công tác xét thầu, phân bổ thầu và báo cáo kết quả các phiên đấu thầu...

Thời gian đầu khi NVTTM được đưa vào giao dịch trên thị trường tiền tệ là khoảng thời gian khó khăn đối với những nhân sự trong bộ phận NVTTM tại Sở Giao dịch, do các văn bản quy phạm pháp luật mới ở giai đoạn đầu ban hành nên vừa thực hiện, vừa phải điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện và phù hợp với tình hình thành viên, xu hướng phát triển của thị trường. Hơn nữa, hệ thống máy tính và mạng phục vụ cho nghiệp vụ này còn đơn giản, chưa hỗ trợ được nhiều trong xử lý nghiệp vụ. Số lượng thành viên tham gia thị trường mở lúc này cũng chưa đông, chủ yếu tập trung vào một số NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần lớn, do số các đơn vị nắm giữ GTCG còn ít, khối lượng giao dịch chưa nhiều.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Sở Giao dịch, NVTTM dù còn là một công cụ điều hành chính sách hoàn toàn mới và được vận hành lần đầu tiên ở Việt Nam nhưng đã thu hút đông đảo thành viên là các TCTD tham gia. Trong giai đoạn này, sở giao dịch đã thực hiện được 1.055 phiên giao dịch NVTTM, khối lượng trúng thầu đạt 742.795 tỷ đồng. Cụ thể, từ năm 2000 - năm ra đời của NVTTM, khối lượng trúng thầu mới chỉ là 1.904 tỷ đồng, thì đến năm 2007, khối lượng trúng thầu đã đạt 417.977 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, NHNN đã bơm tiền ra lưu thông qua việc mua kỳ hạn và mua hẳn một lượng GTCG trị giá 281.389 tỷ đồng, hút tiền về từ lưu thông qua việc bán kỳ hạn và bán hẳn GTCG là 461.406 tỷ đồng.

2.1.3.2 Thị trường mở Việt Nam năm 2008-2011

Trong giai đoạn này, NVTTM được điều hành khá linh hoạt, kết hợp với các công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD ở mức hợp lý và đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các NVTTM được NHNN thực hiện hàng ngày, chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường.

Trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2008, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày, với lãi suất phổ biến tương ứng lần lượt là 7,5%/năm và 7,75%/năm. Đồng thời, để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD,

NHNN đã thực hiện các phiên chào mua GTCG kỳ hạn ngắn (7, 14, 21 và 28 ngày); khối lượng chào mua hàng ngày được xác định dựa trên nhu cầu vốn thanh toán và tình hình thị trường tiền tệ.

Bắt đầu từ tháng 8/2008, trước tín hiệu khả quan về khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT để thúc đẩy hoạt động sản xuất bằng cách cấp vốn thông qua chào mua GTCG kỳ hạn 7 - 14 ngày với khối lượng cũng như lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường lúc đó.

Sang đến năm 2009, NVTTM tiếp tục được NHNN điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung - cầu vốn của các TCTD. Các giao dịch NVTTM vẫn được thực hiện hàng ngày với hàng hóa chủ yếu là các GTCG kỳ hạn ngắn (7 -14 ngày). Trong nửa đầu năm 2009, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua GTCG kỳ hạn 14 ngày với lãi suất giảm dần từ mức 9% xuống chỉ còn 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích phát triển kinh tế của chính phủ. Tuy nhiên, do chương trình còn ở giai đoạn đầu, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng vẫn chưa cao, kết hợp với nguồn vốn còn tương đối dồi dào của các TCTD dẫn đến doanh số trúng thầu trong giai đoạn này không cao. Khối lượng trúng thầu chỉ đạt khoảng 74% so với tổng khối lượng chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân chỉ đạt khoảng 1.000 tỷ VND/phiên. Vào nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các TCTD khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bắt đầu tăng cao vì chương trình kích thích bắt đầu có tác dụng, NHNN đã tăng khối lượng chào mua thông qua NVTTM. Ngay lập tức, khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đã tăng mạnh với mức trúng thầu lên tới 95% tổng khối lượng, tương đương với trung bình 6.000 tỷ VND/phiên, gấp tới 6 lần so với nửa đầu của năm.

Tới năm 2010, NHNN chủ trương duy trì phương thức vận hành NVTTM với việc giao dịch hàng ngày các GTCG kỳ hạn ngắn (7, 14 và 28 ngày) với mục tiêu theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, hỗ trợ vốn cho các TCTD, hạn chế tình trạng thiếu vốn dẫn đến chạy đua tăng lãi suất.

Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2010, NHNN chào mua GTCG ngắn hạn với mức lãi suất áp dụng cho từng kỳ hạn là 7% cho kỳ hạn 7 ngày; 7,5% cho kỳ hạn 14 ngày và 8% cho kỳ hạn 28 ngày. Khối lượng chào thầu bình quân mỗi phiên là 5.400 tỷ VND/phiên với mức trúng thầu bình quân mỗi phiên là 3.200 tỷ VND/phiên. Trong 3 tháng cuối năm 2010, NHNN chỉ còn chào mua kỳ hạn 7 ngày, với mức lãi suất tăng dần từ 7 - 10%. Khối lượng chào thầu bình quân là 7.160 tỷ VND/phiên, với mức trúng thầu bình quân là 6.970 tỷ VND/phiên.

Đến năm 2011, với mục tiêu là tiếp tục theo đuổi CSTT thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản cho hệ thống các TCTD, trong suốt 9 tháng đầu năm 2011, NHNN chủ yếu chào mua GTCG kỳ hạn ngắn 7 ngày với mức lãi suất tăng mạnh từ 10% năm trước lên tới 15%/năm. Khối lượng chào thầu bình quân cũng tăng mạnh lên tới xấp xỉ 8.400 tỷ VND/phiên, mức trúng thầu bình quân là 8.000 tỷ VND/phiên.

Bắt đầu từ khoảng nửa cuối tháng 9, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được kiểm soát theo kế hoạch, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, NHNN đã có động thái nới lỏng CSTT khi chào mua GTCG kỳ hạn 7 và 14 ngày với mức lãi suất giảm 1%, chỉ còn 14%/năm. Khối lượng chào thầu bình quân mỗi phiên đã giảm xuống còn 3.400 tỷ VND/phiên với mức trúng thầu trung bình cao khoảng 3.100 tỷ VND/phiên, tương đương khoảng 91% tổng lượng chào thầu.

2.1.3.3 Thị trường mở Việt Nam năm 2012- hiện nay

Năm 2012, NVTTM được NHNN điều hành linh hoạt, thận trọng để hỗ trợ thanh khoản và điều hòa vốn khả dụng bằng VND cho các TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, và thực hiện mục tiêu điều hành CSTT theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, NVTTM thực hiện cả 2 chiều giao dịch mua GTCG và bán tín phiếu NHNN; lãi suất điều chỉnh giảm phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT. Bên cạnh đó, để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, NHNN thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn 7, 14, 21 ngày, trong đó phổ biến nhất là kỳ hạn 7 ngày, lãi suất chào mua GTCG được điều chỉnh giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm; phương thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. Trong điều kiện hệ thống TCTD dồi dào vốn khả dụng, hoạt động chào mua GTCG của NHNN năm 2012 giảm đáng kể về số phiên, số lượt thành viên tham gia, doanh số đặt thầu và trúng thầu. Mức doanh số trúng thầu bình quân khoảng 1.500 tỷ đồng/phiên.

Năm 2013, NHNN thực hiện chào mua GTCG hàng ngày, chủ yếu là kỳ hạn ngắn 7 ngày (riêng dịp tết Nguyên đán thì điều chỉnh kỳ hạn lên 14 ngày để tránh trùng kỳ nghỉ tết) nhằm phát tín hiệu ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ một số

Năm 2014, NVTTM tiếp tục được NHNN điều hành chủ động, linh hoạt để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và các thời điểm nhu cầu thanh khoản của các TCTD tăng cao; đồng thời, điều tiết lượng vốn khả dụng bằng VND dư thừa của các tổ chức tín dụng thông qua phát hành tín phiếu NHNN, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ ổn định tỷ giá. NHNN thực hiện chào mua GTCG hàng ngày, chủ yếu là kỳ hạn ngắn 7 ngày nhằm phát tín hiệu ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ một số TCTD gặp khó khăn vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất chào mua được điều chỉnh giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm từ ngày 18/3/2014 phù hợp với mặt bằng các lãi suất điều hành của Ngân hàng.

Trong năm 2015, NHNN bơm ròng một lượng lớn tiền để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, mua TPCP và mua USD từ NHNN. Thông thường, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, NHNN bơm tiền để hỗ trợ nhu cầu thanh khoản thường tăng cao trong thời điểm này, và sau đó hút dần tiền trở về cho tới cuối năm. Nhưng trong năm 2015, NHNN đã bơm ròng một lượng lớn tiền, không chỉ trong giai đoạn trước Tết mà còn trong 5 tháng cuối năm 2015. Nguyên nhân chính là vì tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua, NHNN bơm tiền để hỗ trợ nhu cầu vốn ngắn hạn. Tính tới cuối năm 2015, tăng trưởng tín dụng đạt 17,17%, cao hơn nhiều so với năm 2014.

Giao dịch trên thị trường mở năm 2015 vì vậy đã diễn ra rất sôi động. Tổng khối lượng giao dịch tín phiếu NHNN và hợp đồng kỳ hạn (reverse repo) trên thị trưởng mở đạt 1.137 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2014. Trong đó có 387.000 tỷ đồng tín phiếu và 751.000 tỷ đồng vay qua giao dịch reverse repo. Giao dịch kỳ hạn tăng mạnh cho thấy, việc gia tăng vay vốn NHNN của các NHTM để hỗ trợ thanh khoản.Thay vì chỉ đưa ra 1 kỳ hạn như thông thường cho các giao dịch reverse repo, trong quý IV/2015 các ngân hàng có thể vay tiền từ NHNN với các kỳ hạn 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng hoặc 2 tháng. Tín phiếu NHNN cũng chủ yếu phát hành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w