hóa với SME. Mức độ sẵn sàng cao của SME trong chấp nhận các kênh phân phối đa chiều
Thách thức đối với hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng Bản Việt
• Thị trường: Thách thức từ nội tại SME và độ cạnh tranh ngân hàng SME cao. Quy mô mỗi SME nhỏ nên đòi hỏi phải tích lũy số lượng lớn Khách hàng SME
• Sản phẩm: Tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn so với doanh nghiệp lớn đồng thời các sản phẩm dễ bị ngân hàng khác lặp lại. Ngân hàng thiếu nguồn nhân sự am hiểu sâu sắc hoạt động ngân hàng SME nói chung và quản lý rủi ro với SME nói riêng
• Kênh phân phối: Xây dựng con người, văn hóa phục vụ SME đòi hỏi có thời gian đồng thời khả năng nắm bắt của SME với các kênh điện tử có hạn chế, cần được giới thiệu và đào tạo nhiều . Công tác phát triển ngân hàng điện tử đòi hỏi phương thức đầu tư phù hợp, nhất là trong điều kiện ngân hàng nhỏ
2.2.3. Thực trạng phát triển cho vay đối với KHDN tại Ngân hàng BảnViệt Việt
2.2.3.1. Mở rộng quy mô cho vay sản phẩm KHDN tại Ngân hàng Bản Việt
Phát triển doanh số cho vay và dư nợ cho vay sản phẩm KHDN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các NHTM và Ngân hàng Bản Việt không phải là ngoại lệ, vì qua đó vừa thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Trong 03 năm 2018-2020 Ngân hàng đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 2. 1. Dư nợ tại Ngân hàng Bản Việt theo thành phần kinh tế giai đoạn 2018-2020
Doanh nghiệp 13,66 4 17,67 9 18,89 9 4,015 29 % 1,220 7 % Cá nhân, hộ sản xuất 16,02 6 16,31 5 16,86 1 289^ 2% 546~ 3%
về tổng dư nợ cho vay, theo dữ liệu tại bảng thống kê có thể thấy, quy mô cho vay tại Ngân hàng Bản Việt có tốc độ tăng trưởng rất tốt, đạt 14% năm 2019 và 5% vào năm 2020.Tuy tổng dư nợ tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm tuy nhiên đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid 19 gây ra.
Biểu đồ 2. 1. Cho vay KHDN theo kỳ hạn tại Ngân hàng Bản Việt giai đoạn 2018-2020’
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo KQHĐKD Ngân hàng Bản Việt giai đoạn 2018-2020)
về cho vay theo kỳ hạn, có thể thấy tỷ trọng cho vay trung dài hạn ngày càng tăng, cụ thể năm 2018, tỷ trọng cho vay TDH đối với KHDN đạt 8% tổng dư nợ cho vay sản phẩm KHDN, năm 2019 và 2020 tỷ trọng lần lượt tăng lên 12% và 16.7%. Trong khi đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên doanh số cho vay KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP dù khá cao nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các năm, giai đoạn 2018- 2020, con số lần lượt là 92%, 88% và 84%.
Kết quả này có thể giải thích là do Ngân hàng Bản Việt có chính sách mở rộng cho vay với cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với vay dài hạn là phù hợp với mô hình hoạt động của các KHDN vì các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các doanh nghiệp, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như mua vật liệu, chi trả lương, các khoản cho vay mục đích thương mại và du lịch...với đặc điểm thu hổi vòng quay vốn nhanh. Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm phục vụ cho doanh nghiệp mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ....
Biểu đồ 2. 2. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay Doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo KQHĐKD Ngân hàng Bản Việt giai đoạn 2018-2020)
Qnqz 16% 16% ■ Ngân hảng Việt Á (VietA Bank)
Đối với hạng mục cấp tín dụng cho KHDN, dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong cho vay KHDN đặc biệt là KHDN có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2019 đạt doanh số là 17.679 tỷ đồng VND, tăng 4.015 tỷ đồng VND (+ 29%) so với năm 2018. Sang năm 2020, doanh số cho vay sản phẩm KHDN tiếp tục tăng 1.220 tỷ đồng VND tương đương 7% so với năm 2019, đây là kết quả đáng ghi nhận trong tình hình đại dịch Covid 19 hoành hành, Ngân hàng Bản Việt dưới sự chỉ đạo của BLĐ đã tích cực đưa ra các gói tín dụng nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động SXKD, trả lương cho CBNV, tiếp tục các kế hoạch phát triển trong giai đoạn khó khăn này.
Ngân hàng cần phân tích, đánh giá và xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp tác nghiệp kịp thời nhằm duy trì sự tăng trưởng ổn định về doanh số cũng như dư nợ cho vay sản phẩm KHDN theo hướng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và mở rộng liên kết với các đơn vị trên địa bàn để phát triển cho vay KHDN trong những năm tiếp theo.
2.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần cho vay sản phẩm KHDN tại Ngân hàng Bản Việt
Theo báo cáo nội bộ phân tích thị phần năm 2020 và thông tin tổng hợp trên các website sbv.gov.vn, tapchitaichinh.vn, khi so sánh giữa Ngân hàng Bản Việt và các NHTM cùng phân khúc (căn cứ mức vốn điều lệ từ 3.000-5.000 tỷ đồng) như NCB, ABBank, VietA Bank, Ngân hàng Bản Việt,...nhận thấy Ngân hàng Bản Việt có sức cạnh tranh và thị phần nhất định.
Theo số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm cho vay sản phẩm KHDN của các NHTM cùng phân khúc trên địa bàn, Ngân hàng Bản Việt luôn đứng top 3 về thị phần. Đây là một kết quả đáng khích lệ sau khi triển khai cấp tốc định hướng kinh doanh đối với mảng cho vay sản phẩm KHDN giai đoạn 2018-2020. Đặc biệt đối với sản phẩm cho vay
theo hạn mức và cho vay đầu tư vốn cố định, Ngân hàng Bản Việt luôn chú trọng khai thác và phát triển tệp KHDN, cung cấp cho KH các giải pháp phù hợp với từng nhu cầu trong giai đoạn cụ thể như tài trợ vốn để mua sắm TSCĐ, đầu tư dự án, mua dây chuyền SX,....
Biểu đồ 2. 3. Thị phần cho vay sản phẩm KHDN của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2018-2020
50%
4∩oz 24%
I Ngân hàng Bản Việt (Viet
Capital
H- V 70
IftOZ 24% 25% X-≠C4XXIΛ. ĩ
Ngân hàng TMCP Quoc dân (NCB) ɔftoz ZU /o 10% ft OZ 26% 26% 27% Ngân hàng TMCP AnBinh (ABBank) U ZO 2018 2019 2020
Căn cứ biểu đồ trên cho thấy, thị phần cho vay các KHDN của Ngân hàng Bản Việt giai đoạn 2018-2020 có sự biến động không đồng đều, trung bình chiếm 22% thị phần cho vay KHDN khi so sánh với các NHTM cùng phân khúc trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên so với hai đối thủ cạnh tranh còn lại là NCB và ABBank, Ngân hàng Bản Việt luôn thấp hơn 2%-3%. Phần còn lại thuộc về các NHTM cổ phần khác như VietA Bank, Saigonbank,...là các NHTM chuyên về bán lẻ như tiêu chí hoạt động từ khi thành lập của các NH này. So với quy mô và lợi thế về thị trường hoạt động, thị phần cho vay sản phẩm KHDN của Ngân hàng Bản Việt như trên còn khá khiêm tốn. Ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn tận dụng được các ưu thế về lãi suất, sản phẩm, con người của thương hiệu Bản Việt đang dần có sức thu hút trên thị trường.
2.2.3.3. Phát triển số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn
Trong giai đoạn 2018-2020, tuy tốc độ tăng trưởng số lượng KH vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt có xu hướng giảm, tăng 15%/năm trong năm 2019 và 3% trong năm 2020, số lượng KH sử dụng sản phẩm cho vay sản phẩm KHDN của Ngân hàng Bản Việt có xu hướng tăng trưởng tốt, trung bình 2.5%/ năm. Cụ thể, năm 2018-2019, số KHDN tham gia vay vốn chiếm 12% tổng số KH được cấp tín dụng, tương đương 4.700-5.000 KH/năm, đến năm 2020, có 5.011 KH tham gia các sản phẩm cho vay sản phẩm KHDN tại CN, chiếm 11.9% tổng số KH vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt. Theo thống kê trung bình 1 KH sử dụng 1,2 sản phẩm cho vay sản phẩm KHDN và 2,2 sản phẩm ngân hàng do Ngân hàng Bản Việt cung cấp.
Biểu đồ 2. 4. Số lượng KHDN vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt năm 2020
Đơn vị: khách hàng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng Bản Việt)
Năm 2020, số lượng KH cho vay sản phẩm KHDN tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 63 KH. Kết quả này minh chứng cho kế hoạch phát triển lượng KH sẵn có và khai thác KH tiềm năng của Ngân hàng Bản Việt qua các biện pháp: bán chéo, telesale, road show, marketing,....
Qua biểu đồ số liệu trên cho thấy, Ngân hàng Bản Việt hiện đang hết sức nỗ lực nhằm phát triển mạnh mẽ nền khách hàng, tổng số lượng khách hàng được cấp tín dụng của Ngân hàng năm 2018 là 35.653 khách hàng, năm 2019 và 2020 số lượng KH lần lượt là 40.836 và 42.028 KH. Số lượng KH vay vốn tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại, điều này phản ánh xu hướng “bão hòa” và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn.
Sở dĩ tốc độ mở rộng quy mô khách hàng của Ngân hàng Bản Việt trong thời gian qua đạt mức tốt, BLĐ Ngân hàng đã chú trọng hơn công tác mở rộng hình ảnh, nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường. Ngoài ra, đối tượng KHDN luôn được Ngân hàng Bản Việt chú trọng phát triển, vì vậy đã góp phần mở rộng quy mô khách hàng, chủ yếu tập trung tăng trưởng mạnh dư nợ ở các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh BĐS
Biểu đồ 2. 5. Tỷ trọng ngành kinh tế của KHDN vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt năm 2020
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng Bản Việt)
Căn cứ vào biểu đồ cho thấy cơ cấu cho vay KHDN hiện tại của Ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay lĩnh vực xây dựng và bán buôn bán lẻ (chiếm trên 30%), kế đến là hoạt động kinh doanh BĐS (17%), các ngành còn lại
chiếm tỷ trọng dưới 10%. Như vậy cho thấy, đối với cho vay KHDN, Ngân hàng Bản Việt đang thực hiện đúng định hướng cũng như xu thế phát triển kinh tế của địa bàn TP Hà Nội, đó là tập trung tăng trưởng phát triển các dự án xây dựng, dự án BĐS như xây dựng cầu đường, dự án khu đô thị mới, xây dựng chung cư,...Chính vì vậy các KHDN vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt
cũng đa số hoạt động trong các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, giai đoạn gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng thương mại, bán buôn bán lẻ nói chung, số lượng các DN hoạt động trong ngành này tăng trưởng đáng kể. Nhờ thế, cơ cấu cho vay của Ngân hàng Bản Việt trong vòng 3 năm trở lại đây cũng có xu hướng tăng dần tỷ trọng theo các ngành thương mại, dịch vụ, bán buôn bán lẻ thành phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của dân cư. Do đặc thù địa bàn hoạt động là trung tâm TP Hà Nội nên Ngân hàng Bản Việt không tập trung phát triển các DNNVV có ngành nghề nông lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng,...
2.2.3.4. Chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
Như đã phân tích tại một số nội dung trên đây, trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM nói chung và Ngân hàng Bản Việt nói riêng, tín dụng/cho vay, trong đó có cho vay sản phẩm KHDN là hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất, song luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Vì vậy, kiểm soát chất lượng tín dụng/cho vay luôn là vấn đề được các NHTM, trong đó có Ngân hàng Bản Việt quan tâm trong quá trình kinh doanh phát triển tín dụng.
Tình hình nợ xấu trong cho vay sản phẩm KHDN tại Ngân hàng Bản Việt giai đoạn 2018-2020 thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 2. 2. Nợ xấu cho vay KHDN của Ngân hàng Bản Việt 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Ngân hàng Bản Việt)
Diễn biến nợ xấu tại Ngân hàng giai đoạn 2018-2020 qua số liệu biểu đồ trên như sau:
Nợ xấu tại Ngân hàng Bản Việt nói chung trong tầm kiểm soát, và đã có xu hướng biến động các năm, cụ thể, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Bản Việt là 2.8% tương đương 838 tỷ, sau khi BLĐ nâng cao ý thức về xử lý các khoản nợ tồn đọng tại Ngân hàng Bản Việt, vấn đề nổi cộm là công tác nợ xấu, nợ bán và công tác xử lý nợ. Đến 31/12/2019, dư nợ xấu nội bảng là 1.090 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,2%/ tổng dư nợ, tăng 251 tỷ đồng so với 31/12/2018 (trong đó XLRR 115,07 tỷ đồng)..
Đến hết tháng 12/2020, cho vay khách hàng của Ngân hàng Bản Việt đạt 35.760 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 3,1%. Tăng nhiều nhất là nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) tăng 70% (tương ứng tăng 108 tỷ đồng), nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) tăng 19% (tương ứng tăng 106 tỷ đồng), còn lại nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 30% (tương ứng tăng 41 tỷ đồng) so với đầu năm. Năm 2020 tỷ lệ tăng lên là 2% tương đương 1.109 tỷ do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19 bất ngờ bùng phát, KH vay vốn gặp khó khăn trong kinh doanh và đảm bảo nguồn trả nợ đúng hạn. Năm 2020
với tinh thần nâng cao ý thức QTRR tín dụng, Ngân hàng Bản Việt đã đưa tỷ lệ NPL về mức ổn định CN cần tăng cường xử lý thu hồi nợ, bán nợ các khoản NPL và có lộ trình tăng dư nợ phù hợp
Lãi phải thu từ cho vay của Ngân hàng Bản Việt ước đạt 978 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu kỳ. Về thực chất, khoản lãi dự thu này khá rủi ro với kết quả hoạt động của ngân hàng. Do chỉ ghi nhận sổ sách và phụ thuộc vào khả năng thu cũng như chất lượng khoản tín dụng, đầu tư. Trường hợp khoản tín dụng hoặc đầu tư gặp rủi ro sẽ tác động tới lãi dự thu. Về nghiệp vụ, hạch toán lãi dự thu thường là một biện pháp bút toán mà tổ chức tín dụng sử dụng để làm đẹp, hoặc ẩn bớt đi kết quả kinh doanh.
Dù nợ xấu tăng vọt, nhưng Ngân hàng Bản Việt vẫn mạnh dạn thúc đẩy kinh doanh tín chấp, đa dạng và trẻ hóa danh mục khách hàng, tập trung nhiều hơn vào mảng phi tín dụng. Đến nay, Ngân hàng Bản Việt vẫn còn khoản phải thu 71 tỷ đồng là tài sản thất thoát chờ xử lý. Theo Ngân hàng Bản Việt, đây là khoản thất thoát do một cựu nhân viên của ngân hàng này tự ý thực hiện giao dịch từ năm 2013. Ngân hàng Bản Việt đã đánh giá khả năng thu hồi của khoản thất thoát này và thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với các khoản tạm ứng.
Từ diễn biến tình hình trên cho thấy, kiểm soát chất lượng tín dụng, cần bắt đầu từ mỗi khoản cho vay, tiếp đến là kiểm soát, xử lý kịp thời nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu và kiểm soát số lượng khách hàng vay vốn có chất lượng thấp, năng lực trả nợ hạn chế dễ dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu.