GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NH bản việt 048 (Trang 71 - 79)

HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BẢN VIỆT

Hội nhập quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia, trong điều kiện xu thế toàn cầu hóa mọi hoạt động thương mại, dịch vụ. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng. Câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam dù NHTM quốc doanh hay

NHTM cổ phần, hay đơn vị sản xuất kinh doanh đó phải là nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể hội nhập thắng lợi. Có rất nhiều phương thức khác nhau để nâng cao sức cạnh tranh, và một trong những phương thức hiệu quả nhất đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng.

3.2.1.1. Tăng trưởng nguồn vốn để phát triển hoạt động cho vay

Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quan trọng nhất là nguồn vốn. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động cho vay, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn đa dạng của doanh nghiệp và phục vụ các dự án phát triển trong tương lai, Ngân hàng Bản Việt cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bao gồm trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh huy động vốn Ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Phát triển đa dạng các loại hình tiền gửi

Mở rộng sản phẩm tiền gửi với nhiều mức lãi suất, thời hạn, loại tiền tệ, phương thức gửi và thanh toán khác nhau. Bên cạnh đó, phát huy tối đa thế mạnh từ mạng lưới giao dịch với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, thân thiện, tạo tâm lý an tâm và hài lòng khi khách hàng đến với Ngân hàng Bản Việt. Ngoài ra, cần tạo ra sự thuận lợi khi khách hàng rút tiền như lãi suất phạt rút trước hạn linh hoạt hơn, có thể lĩnh tiền ở bất cứ phòng giao dịch hay Ngân hàng nào trong hệ thống với cùng chi phí. Nhờ đó, gia tăng lượng khách hàng đến giao dịch, mang đến cơ hội tiếp cận hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Hiện đại hoá và nâng cao sự thuận tiện của các phương thức thanh toán

Với dịch vụ thanh toán qua ATM, bên cạnh việc thu phí rút tiền, cần điều chỉnh lãi suất tiền gửi thanh toán theo hướng có lợi cho khách hàng, làm thay đổi tâm lý “khi rút tiền lại mất thêm tiền phí” của khách hàng. Bên cạnh

đó, mở rộng dịch vụ thanh toán qua iPay, SMS Banking, Momo, Mobile BankPlus và hướng dẫn tận tình, giới thiệu chi tiết về lợi ích, cách sử dụng các phương tiện thanh toán này, nhất là đối với những người lớn tuổi có tâm lý e ngại khi giao dịch qua mạng internet hay qua điện thoại. Gia tăng hiệu quả công tác huy động vốn đến mọi đối tượng trong nền kinh tế cũng là góp phần tạo sự tăng trưởng nguồn vốn tín dụng, phát triển hoạt động cho vay.

Cần có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức có tiền gửi lớn và ổn định

Tăng hiệu quả huy động vốn qua thu hút thêm lượng tiền gửi từ các đơn vị này. Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn của doanh nghiệp không những để phát triển nguồn vốn tín dụng mà còn là biện pháp đảm bảo khoản vay của khách hàng. Qua việc kiểm tra, giám sát tiền gửi của khách hàng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng Bản Việt theo dõi khả năng trả nợ, cũng như tạo sự thuận tiện trong công tác thu hồi nợ.

Thu hút thêm nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước

Thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất và tỷ giá đối với các khoản tiền gửi ngoại tệ. Tổ chức tìm kiếm và mở thêm tài khoản gửi ngoại tệ cho cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các công ty liên doanh. Đồng thời mở rộng các quan hệ đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế, không ngừng trau dồi thêm kinh nghiệm và công nghệ ngân hàng tiến tới hội nhập, nâng cao vị thế với cộng đồng quốc tế. Góp phần tạo nguồn vốn tín dụng ngoại tệ dồi dào và đa dạng cho hoạt động cho vay.

Thực hiện tốt các biện pháp phát triển công tác huy động vốn góp phần quan trọng về tăng trưởng hoạt động cho vay của Ngân hàng, tuy nhiên công tác huy động vốn cần gắn liền với công tác sử dụng vốn. Trong quá trình huy động vốn cần dựa trên kế hoạch, định hướng phát triển cụ thể của Ngân hàng, tránh việc huy động vốn tràn lan làm ứ đọng vốn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cho vay và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Bản Việt.

3.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay KHDN

Các biện pháp nhằm hoàn thiện những hạn chế tồn tại và phát huy thế mạnh vốn có của Ngân hàng Bản Việt:

Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay và một số hình thức cấp tín dụng khác:

Ngân hàng Bản Việt đã và đang phát triển các phương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi. Với hình thức cho vay đa dạng, song đa số các khoản vay đều với hình thức từng lần và theo hạn thức vì đây là các hình thức vay phổ biến. Do dó, bên cạnh phát huy thuận lợi vốn có của các phương thức này, Ngân hàng Bản Việt nên giới thiệu về tiện ích và hướng dẫn cách chọn phương án phù hợp với nhu cầu và khả năng đảm bảo nợ vay của khách hàng. Biện pháp này không chỉ giúp khách hàng nhận thấy sự đa dạng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, cũng như tạo điều kiện cho CBTD trau dồi kinh nghiệm đối với hồ sơ vay vốn đa dạng.

Kỳ hạn cho vay phải phù hợp với dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng, tránh trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho mục đích dài hạn và ngược lại. Bên cạnh đó, cần tư vấn và hướng dẫn cho doanh nghiệp cách kết hợp kỳ hạn và phương thức vay hợp lý nhằm tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra, kỳ hạn vay phải thống nhất và có sự liên kết với kỳ hạn tiền gửi, nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản, cũng như ổn định nguồn vốn cho vay, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Nhu cầu của khách hàng là đa dạng và phong phú, do đó, để đáp ứng và cung cấp sản phẩm cho vay tốt nhất đến mọi đối tượng khách hàng, Ngân hàng Bản Việt cần quan tâm, cân nhắc những vấn đề sau.

nhọn, trọng điểm của quốc gia và các ngành nghề được hỗ trợ từ Nhà nước, nhằm theo đúng đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy vai trò của ngân hàng trong sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế trong nước.

Thứ hai, thiết kế sản phẩm cho vay nhắm đến các đối tượng doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Thứ ba, phát triển sản phẩm cho vay phù hợp thể hiện tinh thần chung tay cùng doanh nghiệp tháo gỡ, vượt qua khó khăn trong hoạt động kinh doanh, qua các sản phẩm ưu đãi lãi suất và thời gian ân hạn và kỳ trả nợ hợp lý.

Tóm lại, nhu cầu của khách hàng là đa dạng, bên cạnh phát triển sản phẩm cho vay phục vụ khách hàng, Ngân hàng Bản Việt nên cân nhắc sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích đạt được về phía khách hàng lẫn ngân hàng.

3.2.1.3. Thiết lập cơ chế cho vay với lãi suất thoả thuận linh hoạt

Hiện tại, lãi suất cho vay của Ngân hàng Bản Việt là lãi suất chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ các quy định của NHNN nên Ngân hàng Bản Việt chưa có các chính sách lãi suất linh hoạt dựa trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

Ngân hàng nên thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, thoả thuận với khách hàng bằng cách xem xét, điều chỉnh lãi suất theo từng mức độ dựa trên các tiêu chí sau:

Tổng nợ vay hiện tại của khách hàng đối với mọi tổ chức tín dụng.

Tính khả thi của dự án và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng đảm bảo nợ vay của khách hàng.

Kết quả chấm điểm mức độ tín nhiệm của KHDN thông qua những lần giao dịch trước đối với khách hàng quen thuộc hoặc thông qua CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) đối với khách hàng mới.

Việc thoả thuận lãi suất sẽ làm tăng sự chủ động trong vay vốn của doanh nghiệp, giúp họ có thêm động lực nâng cao các chỉ tiêu như trên để đạt được mức lãi suất mong muốn. Không những vậy, khi khách hàng đạt mức khá tốt qua các tiêu chí trên cũng góp phần bảo đảm an toàn rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, đây cũng là hình thức nâng cao tiện ích trong hoạt động cho vay không chỉ cho ngân hàng mà đặc biệt coi trọng những quyết định thoả thuận từ khách hàng.

3.2.1.4. Tăng cường công tác tư vấn và chăm sóc đối với KHDN

Việc phân loại đối tượng khách hàng tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng và khách hàng trong công tác cho vay. Trên cơ sở, Ngân hàng Bản Việt đưa ra chiến lược tiếp cận, tư vấn thích hợp đến từng đối tượng khách hàng.

Đối với khách hàng truyền thống, với nguồn thông tin doanh nghiệp sẵn có, Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhanh chóng và lên lịch hẹn nhằm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về các điều kiện cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ cho vay. Phát huy hiệu quả của bộ phận Quan hệ khách hàng, thường xuyên cử cán bộ đến doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm cho vay mới, qua đó, nắm được tình hình thực tế tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Đối với khách hàng tiềm năng, Ngân hàng Bản Việt nên liên lạc qua điện thoại hoặc gửi thư mời khách hàng đến các cuộc gặp gỡ, hội thảo về sản phẩm mới và những chính sách ưu đãi sắp triển khai của ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra, gửi đến khách hàng các tạp chí hàng tháng của Ngân hàng Bản Việt về tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội, các tiêu điểm trong tháng nhằm mang đến cái nhìn tổng quan đến cụ thể về ngân hàng, tạo hình ảnh đẹp, uy tín tốt đối với khách hàng.

Đối với khách hàng đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong nền kinh tế bất ổn, ngân hàng cần phải nâng cao vai trò của mình, cùng chung tay, sát cánh với các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong tình hình hoạt động sản xuất và thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Qua đó, cử một cán bộ

chuyên trách tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng bộ phận cùng đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn trước mắt của doanh nghiệp. Thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án kinh doanh hợp lí, khoa học phục vụ cho quá trình thẩm định và đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn theo đúng quy định của Ngân hàng Bản Việt và ngân hàng Nhà nước.

Thủ tục tín dụng là một trong những tiêu chí mà khách hàng cân nhắc khi lựa chọn ngân hàng cấp tín dụng ngoài uy tín, lãi suất,... Các doanh nghiệp thường xuyên cần vốn nhanh để ổn định hoạt động kinh doanh hay giải quyết các đơn đặt hàng, vì vậy việc rút ngắn thời gian cần thiết cho vay tạo sự thuận tiện và thoải mái cho khách hàng khi giao dịch. Rút ngắn hay đơn giản quy trình tín dụng không đồng nghĩa với việc thực hiện các khâu một cách nhanh chóng, qua loa, mà nên loại bỏ các yếu tố dư thừa gây chậm trễ cho khách hàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong khâu phê duyệt cho vay đối với KHDN. Bên cạnh đó, cải thiện công nghệ ngân hàng nhằm luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận một cách dễ dàng, nhanh chóng, góp phần giảm thiểu thời gian cho vay, đặc biệt là trong khâu giải ngân.

3.2.1.5. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ

Con người đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại củ a mọi hoạt động và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bản Việt cũng không là ngoại lệ.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho CBTD bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến những chính sách mới về pháp luật, những định hướng của ngân hàng. Bên cạnh đó, mở lớp bồi dưỡng thêm cho cán bộ về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng nhằm nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, khuyến khích các cán bộ phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả và giảm khối

lượng công việc hiện tại. Liên tục cập nhật thông tin từ thị trường tài chính, tiền tệ và các ngành nghề chủ đạo trong nền kinh tế nhằm nâng cao năng lực thẩm định cho vay.

Sắp xếp cán bộ chuyên nghiệp hoá theo vị trí công việc, góp phần nâng cao năng suất lao động. Nhìn chung, các CBTD đều phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản như: am hiểu cơ chế thị trường đa dạng và các chính sách pháp luật, trung thực gắn bó với nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần phân bổ cán bộ theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể, cán bộ đầu tư cho ngành nghề nào cũng nên nắm rõ những nghiệp sản xuất kinh doanh của ngành nghề đó. Từ đó, cán bộ có thể làm tốt công tác tư vấn cho KHDN và thẩm định có hiệu quả hơn.

Có chính sách thưởng phạt hợp lý, công bằng đối với CBTD. Công tác tín dụng là hoạt động đòi hỏi CBTD phải có trách nhiệm cao và chịu nhiều rủi trong công việc. Vì vậy, cần thiết phải có chế độ lương, thưởng khác nhau để gia tăng nỗ lực, cố gắng và sáng tạo của cán bộ. Với những cán bộ làm tốt công tác tín dụng như: mở rộng và khai thác thị trường tín dụng trên địa bàn, có khả năng quản lý và thu hồi nợ tốt, không tồn tại nợ quá hạn thì nên có các chế độ lương thưởng ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, có cần chính sách phạt nghiêm minh đối với các cán bộ lợi dụng chức trách cố tình vi phạm quy định, thông đồng với bên ngoài chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

3.2.1.6. Khẳng định và nâng cao uy tín, vị thế trên thị trường

Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng như một quy luật tất yếu của nền kinh tế. Ngân hàng Bản Việt không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng quốc tế khác. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược Marketing là cần thiết để gắn kết mối quan hệ với khách hàng, củng cố và nâng cao niềm tin về các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Bản Việt.

Để được như vậy, Ngân hàng Bản Việt cần đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ và kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu các sản

phẩm, nghiệp vụ tín dụng để tạo ấn tượng tốt và giúp khách hàng dễ dàng nắm được các tiện ích từ các sản phẩm cho vay

Thực hiện các chế độ ưu đãi khách hàng một cách thiết thực, phát huy

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NH bản việt 048 (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w