Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 49 - 53)

thanh toán TDCT

Biểu đồ 2.7: Số lượng khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank qua các năm

Đơn vị: Khách hàng

■ Chuyến tiền ■ Nhờ thu BTin dụng chứng từ

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank các năm 2011-2014)

Cùng chung xu hướng biến động doanh số của các phương thức thanh toán nhập khẩu, số lượng sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu để thanh toán hàng nhập khẩu đang có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi số lượng khách hàng thanh toán tiền hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT ngày càng suy giảm. Số lượng khách hàng khách hàng sử dụng phương thức chuyển tiền nhập khẩu tăng từ 3707 khách hàng năm 2011 lên tới 4542 khách hàng năm 2014 tức tăng 22,5% trong vòng 4 năm. Số lượng khách hàng sử dụng phương thức nhờ thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn xong cũng có xu hướng tăng từ 596 khách hàng năm 2011 lên 713 khách

hàng năm 2014. Riêng đối với số lượng khách hàng sử dụng phương thức thanh toán TDCT để thanh toán hàng nhập khẩu giảm từ 2754 khách hàng năm 2011 xuống 2498 khách hàng năm 2014 tức giảm 9,3% trong vòng 4 năm.

Bảng 2.10: Số lượng khách hàng thanh toán được tài trợ cho vay thanh toán L/C nhập khẩu tại Vietcombank

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng khách hàng được tài trợ cho vay thanh toán L/C nhập khẩu có sự biến động qua các năm tăng lên năm 2011 là 2011 khách hàng lên 2030 khách hàng năm 2012 và lại giảm xuống 2013 khách hàng năm 2014. Tuy có xu hướng giảm về số lượng nhưng tỷ lệ khách hàng được tài trợ cho vay thanh toán L/C nhập khẩu/ số khách hàng thanh toán L/C nhập khẩu lại có xu hướng tăng từ 73% năm 2011 lên 80,6% trong năm 2014. Và tỷ lệ khách hàng được tài trợ cho vay để thanh toán L/C trung bình chiếm 78% số lượng khách hàng thanh toán L/C nhập khẩu trong giai đoạn từ 2011-2014.

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, Vietcombank cần đưa ra những giải pháp thúc đẩy số lượng khách hàng thanh toán L/C cũng như số lượng khách hàng được tài trợ để nâng cao tỷ lệ được tài trợ cũng như vị thế của mình.

d. Thị phần tài trợ

Biểu đồ 2.8: Thị phần tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT tại Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank các năm 2011-2014)

Thị phần tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT tại Vietcombank có biến động theo 2 giai đoạn. Từ năm 2011 đến năm 2012 thị phần tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT của Vietcombank tăng từ 17,81% lên 18,43%. Tuy nhiên sau đó từ năm 2012 đến năm 2014 thị phần tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT của Vietcombank lại giảm từ 18,43% năm 2012 xuống chỉ còn 16,73%. Trước sự canh tranh gay gắt của các ngân hàng trong nước cũng như các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, Vietcombank cần có những biện pháp cụ thể kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn để lấy lại thị phần của mình.

2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng tài trợ XNK theo phương thức thanh toánTDCT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam TDCT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.3.1 Ket quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1 Kết quả đạt được

Thứ nhất, doanh số thanh toán XNK tăng trưởng qua các năm, trung bình đạt

11,5% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2014.

Thứ hai,một số chỉ tiêu doanh số tài trợ có xu hướng tăng dần qua các năm. Với

nỗ lực thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tài trợ XNK bằng những gói vay ưu đãi lãi suất VND và USD, doanh số tài trợ XNK của Vietcombank đều đạt được những kết quả tích cực.

Thứ ba,tỷ lệ khách hàng được tài trợ XK và NK cũng tăng cao. Điều này thể hiện Vietcombank đã có nhiều nỗ lực trong công tác mở rộng số lượng khách hàng được tài trợ trong tổng số lượng khách hàng thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng mình.

Thứ tư, Vietcombank đang có hướng đi đúng đắn trong việc nâng cao doanh số

cũng như tỷ trọng tài trợ XNK đối với một số ngành hàng mà Việt Nam có thế mạnh và được Chính phủ khuyến khích, ưu tiên tăng trưởng tín dụng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Ban lãnh đạo có trình độ, chuyên môn cao, nhiệt huyết với công việc

Ban lãnh đạo luôn bám sát tình hình thực tế và nắm bắt thị trường để đưa ra các quyết sách điều hành phù hợp trong công tác quản trị lãi suất, mua bán và kinh doanh ngoại tệ, cùng với chính sách phi hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi mở rộng hoạt động tài trợ XNK nói chung và hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT.

Có những chính sách vượt bậc trong chăm sóc khách hàng

Ngân hàng luôn coi trọng việc chăm sóc khách hàng. Các chích sách chăm sóc khách hàng được tập trung tại Hội sở Chính và thực hiện đồng nhất trên toàn hệ thống.

Hợp tác thành công với các đối tác chiến lược

Việc bán cổ phần cho các tập đoàn lớn là một trong những chiến lược của ngân hàng. Tiêu biểu là việc Vietcombank bán cổ phần phổ thông cho Mizuho Corporation Bank. Sau đó 2 bên đã có những hỗ trợ kịp thời để đào tạo nhân viên, hỗ trợ kỹ thuật. Đó là một trong những cách ngân hàng hàng có thể cải thiện nhanh chóng chất lượng dịch vụ, cũng như có thể tiếp cận được nguồn ngoại tệ dễ dàng hơn.

2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

Thứ nhất, có sự chênh lệch lớn giữa doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C và

doanh số nhập khẩu bằng L/C. Trong tổng doanh số thanh toán XNK theo phương thức thanh toán L/C, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu chiếm khoảng 70% trong khi đó doanh số thanh toán L/C xuất khẩu chỉ chiếm 30%

Biểu đồ 2.9: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu tại Vietcombank Đơn vị: triệu USD

90008000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2011 2012 2013 2014

■ Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu ■ Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank các năm 2011-2014)

Thứ hai, doanh số và số món phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu có sự suy

giảm trong những năm gần đây dẫn đến sự suy giảm trong doanh số cho vay thanh toán L/C NK.

Thứ ba, mặc dù tỷ lệ số lượng khách hàng được cho vay để thanh toán L/C đều

tăng nhưng số lượng khách hàng cần tài trợ đang có xu hướng giảm dần.

Thứ tư, thị phần tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT của

Vietcombank ngày càng giảm trong thời gian gần đây.

Thứ năm, các nghiệp vụ tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT quá

đơn điệu, phần lớn vẫn sử dụng các nghiệp vụ truyền thống như: Mở L/C không hủy ngang, cho vay thanh toán L/C, ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng. Ngân hàng sử dụng rất ít các loại L/C đặc biệt.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 056 (Trang 49 - 53)