2.2.2.1. Mục tiêu lạm phát là mục tiêu tiền tệ hàng đầu:
NHNN đến hiện nay đang thực hiện điều hành CSTT theo hướng đa mục tiêu, linh hoạt trước tình hình kinh tế vĩ mô. Việc theo đuổi đa mục tiêu được quy định rõ ràng trong Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, nhưng sang đến Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 thì không còn điều luật nào định nghĩa cụ thể mục tiêu CSTT gồm những gì. Trong thời kỳ năm 2005 - 2010, có thể thấy như đã trình bày trong bảng 2.1 NHNN thường thay đổi giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu kiểm soát lạm phát trong từng thời kỳ kinh tế suy yếu hoặc lạm phát tăng cao. Tuy vậy từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã thay đổi định hướng và dành sự ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, như có thể thấy trong bảng 2.4. Cũng từ năm 2011, Chính phủ đã nhấn mạnh sự phối hợp giữa CSTT và chính sách tài khóa nhằm đạt được mục tiêu lạm phát đề ra.
Ngoài mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, mục tiêu tỷ giá cũng có nguy cơ lấn át mục tiêu kiểm soát lạm phát. Với một chế độ tỷ giá cố định, Việt Nam thời gian qua thường xuyên phải có các hoạt động can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ mức tỷ giá trước các biến động thị trường. Tuy nhiên từ năm 2016, NHNN đã bắt đầu áp dụng chế độ tỷ giá trung tâm thay đổi hàng ngày với mức biên độ dao động +/- 3%. Có thể thấy chế độ tỷ giá mới này sẽ giảm áp lực bảo vệ giá trị đồng tiền của NHTW, do thay vì cam kết giữ ổn định tại một mức tỷ giá trước đây, NHTW hiện nay có khả năng điều chỉnh tỷ giá tùy theo khả năng can thiệp vào thị trường. Việc loại bỏ cơ chế cam kết ổn định tỷ giá hàng năm của NHNN đã mở đường cho việc ưu tiên thực hiện kiểm soát lạm phát, là một bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn mục tiêu tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Bảng 2.4. Mục tiêu phát triển kinh tế hàng năm quy định trong Nghị quyết Quốc
mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh...
2013 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012.
2014 Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế .
2015 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2016 Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững
Quốc gia 2000 2005 2010 2015 2016
Brunei quan thống kê chuyên ngành riêng phục vụ việc thu thập thống kê dữ liệu. Cụ thể, đối38.6 10.4 25.1 33.4 56.62
với ngành ngân hàng, ngày 8/10/2010 Thông tư 21/2010/TT-NHNN đã được ban hành, sau đó đã được sửa đổi thay thế bằng Thông tư 31 ban hành ngày 13/12/2013 và cuối cùng là Thông tư 35 ban hành ngày 31/12/2015 quy định chế độ báo cáo áp dụng với các tổ chức tín dụng và đơn vị thuộc NHNN. Các thông tư này nhằm tối ưu hóa chế độ báo cáo, cho phép chỉ trong một chế độ báo cáo duy nhất có thể phục vụ việc phân tích, dự báo trong công tác chỉ đạo, giám sát an toàn hoạt động tín dụng và xây dựng kế hoạch phát triển ngành ngân hàng. Ngoài ra, từ năm 2013 NHNN đã dần thực hiện hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin với hệ thống Core Banking và xây dựng dần Kho dữ liệu điều hành của NHNN cho phép quản lý dữ liệu tập trung và nhanh chóng. Tuy nhiên, theo Vụ Dự báo thống kê của NHNN, cơ sở dữ liệu kinh tế vĩ mô hiện nay còn chưa hoàn thiện, chuỗi thời gian chưa đủ dài và chưa cập nhật, đồng thời các dữ liệu và báo cáo còn thiếu tính thống nhất.
Về xây dựng mô hình dự báo, công tác dự báo đã dần được chuyên môn hóa từ năm 2008 với Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định Vụ Dự báo thống kê tiền tệ có chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn công tác dự báo cho NHNN. Ngoài ra, NHNN đã dần tiến hành nghiên cứu sừ dụng các mô hình dự báo hiện đại như: mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR), mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ (VECM), mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) trong công tác phân tích và dự báo với gần 40 phương trình, mô hình kinh tế lượng vĩ mô (Macroeconometric model) và các mô hình cảnh báo sớm rủi ro kinh tế vĩ mô, tiền tệ ngân hàng. [23]
Về năng lực dự báo, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong trao đổi tài liệu, số liệu và phối hợp trong dự báo còn lỏng lẻo, không tồn tại một cơ sở dữ liệu chung đã gây khó khăn cho người trực tiếp làm công tác dự báo. Ngoài ra chưa có khuôn khổ pháp lý chung về dự báo, chưa có các văn bản nguyên tắc về quy trình dự báo, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị nhằm phục vụ công tác dự báo. Vì lý do này, việc dự báo vẫn còn chồng chéo nhau giữa các cơ quan đơn vị, ngay cả các đơn vị không có nhiệm vụ dự báo cũng thực hiện dự báo, khiến nguồn thông tin dự báo không thống nhất. Đội ngũ cán bộ còn hạn chế, tại thời điểm năm 2015 Vụ Dự báo thống kê tiền tệ chỉ có 7 cán bộ phân tích dự báo và 40% là cán bộ trẻ, kinh nghiệm dưới 3 năm. Ngay cả công nghệ tin học trong dự báo cũng mới chỉ sử dụng các chương trình đơn giản như Eviews, Excel, Matlab... chưa có ứng dụng các công cụ chuyên biệt cho tiền tệ ngân hàng.