2.2.1.1. Tính độc lập của NHNN:
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1951và năm 1961 chính thức đổi tên thành NHNN Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến nay, NHNN luôn là một cơ quan thuộc Chính phủ, là một đơn vị ngang bộ với “chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt đông ngân hàng và ngoại hối ...; thực hiện chức năng của NHTW bao gồm phát hành tiền, ngân hàng của tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho chính phủ”, được quy định tại Điều 2 Luật NHNN 2010. Để đánh giá mức độc lập của NHNN Việt Nam, cần phải chú ý xem xét một số các đặc điểm sau.
Về cơ cấu tổ chức của NHNN, Điều 7 Luật NHNN 2010 khẳng định Chính phủ có quyền quyết định. Người đứng đầu lãnh đão NHNN là Thống đốc cũng được quy định là "thành viên của chính phủ, .và chịu trách nhiệm trước chính phủ và quốc hội." (Điều 8). Với vị thế là cơ quan ngang bộ của NHNN, Thống đốc có hàm tương đương bộ trưởng, do Thủ tướng trình Quốc hội chấp thuận bổ nhiệm, và nhiệm kỳ của thống đốc là 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Chính phủ. Ngoài ra, Điều 9 quy định các quy chế về tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ công chức của NHNN cũng phụ thuộc vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Luật NHNN năm 2010 hiện nay không quy định rõ ổn định tiền tệ là mục tiêu ưu tiên của CSTT, và cũng không có các quy định trong trường hợp xảy ra đối lập giữa NHNN và Chính phủ. Có thể thấy từ những quy định của Luật NHNN 2010, NHNN Việt Nam về cơ bản cũng nằm dưới sự kiểm soát về cơ cấu tổ chức của Chính phủ giống như các bộ, khẳng định thêm vị trí “là cơ quan ngang bộ” đã được quy định trong những điều đầu tiên của bộ luật.
Về mặt tài chính, NHNN được quy định là có “vốn pháp do ngân sách nhà nước cấp ” và "mức vốn pháp định. do Thủ tướng Chính phủ quyết định" theo Điều 42 Luật NHNN 2010. Điều 43 và 45 Luật NHNN 2010 quy định về hoạt động thu chi của NHNN cũng phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính phủ. Ngoài ra, tại Điều 26 có quy định về việc NHNN được phép tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, tức là khoản tạm ứng phải được hoàn trả trong năm tài chính, trừ các trường hợp đặc biệt do Quốc hội quyết định. Việc tạm ứng trong năm sẽ tuân theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về việc tạm ứng cho ngân sách nhà nước hiện còn hết sức lỏng lẻo, hoàn toàn chưa có văn bản pháp quy quy định việc tạm ứng, hoàn trả và các chế tài khi không hoàn trả đúng hạn. Ngoài ra, theo Điều 4 Luật NHNN 2010, NHNN cung cấp các dịch vụ tài chính cho Nhà nước, đóng vai trò quản lý vay, trả nợ, cho vay và thu nợ nước ngoài của chính phủ, làm đại lý cung cấp dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
Về mặt hoạt động điều hành chính sách, với đặc thù là một cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, phần lớn các hoạt động của NHNN Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ đều cần có sự cho phép của Chính phủ. Điều 3 Luật NHNN quy định các mục tiêu chính sách tiền tệ sẽ do Chính phủ trình lên Quốc hội quyết định và việc sử dụng các công cụ, biện pháp điều hành để thực hiện các mục tiêu chính sách này sẽ do Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN quyết định. Ngoài ra, NHNN còn phải mang trách nhiệm của một cơ quan quản lý hành chính với các nhiệm vụ vốn không thuộc về NHTW. Điển hình nhất là trách nhiệm tham gia hỗ trợ cho ngân sách nhà nước trong chi tiêu chính sách, ví dụ như hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng trong gói kích cầu năm 2009 và hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ nhà ở xã hội năm 2013.
2.2.1.2. Tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của NHNN:
Về việc công bố thông tin với công chúng, trong Luật chưa có quy định liên quan. Trên thực, vào đầu mỗi năm dựa vào Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, NHNN đều công bố các mục tiêu về tăng trưởng GDP, mục tiêu lạm phát, cam kết về ổn định tỷ giá, mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng M2 trong các chỉ thị của NHNN. Cuối mỗi năm, NHNN phát hành Báo cáo thường niên, trong đó tổng kết tình hình nền kinh tế trong nước và diễn biến thế giới, các chính sách điều hành của NHNN, các chỉ tiêu tiền tệ liên quan đến hoạt động điều hành của NHNN như ngân sách nhà nước, hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, tỷ giá, hoạt động của ngành Ngân hàng, v.v. Các báo cáo thường niên này cung cấp thông tin chi tiết về diễn biến kinh tế trong năm, phân tích những chỉ tiêu liên quan đến mục tiêu đã đề ra đầu năm và đưa ra các đánh giá, giải thích về kết quả đạt mục tiêu. Những hoạt động điều hành chính sách cũng được báo cáo chi tiết và giải thích, đồng thời ghi nhận những kết quả đạt được. Tuy nhiên, tất cả các báo cáo này đều không có các dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô và tiền tệ trong thời gian tới. Kênh truyền thông qua báo
Năm Mục tiêu chung
2011 Tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
chí cũng được NHNN chú ý phát triển thông qua các ấn phẩm Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng và Tạp chí Tin học Ngân hàng. Các ấn phẩm này thường xuyên đăng tải tin tức về tình hình kinh tế thị trường, các sự kiện trong ngành ngân hàngvà các quyết định chính sách của NHNN. NHNN cũng luôn tổ chức các cuộc họp báo nhằm thông báo và giải thích cho các quyết định chính sách có tác động lớn đến thị trường hoặc có tính chất bất thường.
Về trách nhiệm giải trình của NHNN, Luật NHNN Điều 40 quy định việc báo cáo Chính phủ tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng định kỳ 6 tháng và hàng năm, đồng thời Thủ tướng chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc gân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Buổi chất vấn trước Quốc hội được tường thuật trực tiếp trên phương tiện thông tin cho công chúng, đồng thời việc Thống đốc trả lời thấu đáo được các câu hỏi Quốc hội đặt ra trong buổi chất vấn hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với Thống đốc. Trong năm, Thống đốc NHNN cũng có trách nhiệm tham gia các cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ nhằm báo cáo tình hình hoạt động điều hành chính sách, đồng thời đưa ra các thông tin và đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô nhằm xác định phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo.