Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 26)

1.3.2.1 Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

Uy tín, đạo đức của người vay

Trong quy trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi

đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của quy trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng

vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,.. .Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học

vấn, kinh nghiệm thực tế,.. .thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.3.2.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường

Môi trường kinh tế

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Môi trường chính trị

Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,.có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hóa đình trệ,.). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính ổn định và đồng bộ, thống nhất giữa các

luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các có quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành

mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

Môi trường cạnh tranh

Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.

Môi trường tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,... có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà

Ket luận chương 1

Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và là nền tảng của một NHTM. Nó mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng, giúp ngân hàng có thể duy trì và mở rộng được hoạt động của mình.

Chất lượng tín dụng là yếu tố then chốt quyết định hoạt động tín dụng của ngân hàng

có an toàn và hiệu quả hay không, ngân hàng không thể mở rộng hoạt động tín dụng bền

vững khi không nâng cao chất lượng tín dụng giống như xây một ngôi nhà cao tầng khi không có cốt thép làm giá đỡ. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chủ

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK - SỞ GIAO DỊCH 2.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và ngành Ngân hàng giai đoạn 2013-

2015

Giai đoạn 2013-2015, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp, triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn mờ nhạt, chưa vững chắc. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đã có

nhiều dấu hiệu cho thấy sự hồi phục và biến chuyển tích cực sau suy thoái: Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng trưởng qua các năm, năm 2013, GDP đạt 171.92 tỷ USD tăng 5.42% so với năm 2012; GDP năm 2014 đạt 184 tỷ USD tăng 5.98% so với năm 2013 và tăng 6.68% trong năm 2015 - cao hơn mức tăng trưởng mục tiêu đã đề ra và là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.1: GDP Việt Nam giai đoạn 2013-2015

200 195 190 185 180 175 170 165 160 155 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Cùng với đó, lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu giai đoạn 2008-2012 lạm phát tăng nhanh, năm 2008 lạm phát ở mức 22.97% và năm 2011 là 18.58%, thì giai

đoạn 2013-2015 do các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ cũng như NHNN lạm phát đã được kiềm chế, cụ thể: năm 2013, lạm phát chỉ còn 6.6% và năm 2014, chỉ số CPI tăng 4.09%, đặc biệt năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 0.63% so với năm 2014, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011. Điều này

3,00 --- 2,00 --- 1,00 --- 0,00

2013

cho thấy những dấu hiệu khởi sắc trở lại đối với nền kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số CPI Việt Nam giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: % 7,00 ∙ς6,60 6,00 5,00 **∖4,09 —•— CPI 0,63 2014 2015 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2011-2012, ngành Ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng

quá nóng với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó. Hàng loạt các giải

pháp đã được NHNN đưa ra để hạ nhiệt tín dụng , nhưng cũng bởi vậy tổng lợi nhuận toàn ngành Ngân hàng năm 2012 đã sụt giảm mạnh, gần 50% so với năm 2011. Tuy nhiên bước sang năm 2013, các giải pháp tín dụng được điều hành linh hoạt hơn, “tái tạo” đường cong lãi suất, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD đồng

thời thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ đó hết năm 2013, bức tranh hệ thống Ngân hàng đã được cải thiện đáng kẻ với không ít những gam màu sáng: tín dụng tăng trưởng hợp lý đi đôi với an toàn, các ngân hàng đã bắt đầu có lãi trở lại, công tác xử lý nợ xấu đã bắt đầu đạt được những thành công nhất định. Bước sang năm 2014, đây là năm được đánh giá là một năm thành công

ngành Ngân hàng Việt Nam trở nên rõ nét và tươi sáng hơn, mặt bằng lãi suất giảm chỉ bằng 40% so với năm 2011; tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt khoảng 17% so với năm

2014; thị trường vàng và ngoại hối ổn định, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2.5% so với mức 17.43%

tại tháng 9/2012. Sau quá trình mua bán và sáp nhập mạnh mẽ trong năm 2014 và đầu năm 2015 thì số lượng TCTD giảm 17 tổ chức bám sát mục tiêu của NHNN đến năm 2016-2017 sẽ giảm số lượng TCTD xuống còn 20-25 ngân hàng.

Biểu hiện rõ nhất trong biến chuyển hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam đó là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu như trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trường tín dụng bình quân là 26.56%, song tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51% thì đến năm 2013 nợ xấu mặc dù vẫn ở mức cao nhưng đã bắt đầu được siết chặt (3.79%). Đến năm 2014, kết quả xử lý nợ xấu đã đạt được con số ấn tượng nhờ sự nỗ lực của toàn

hệ thống và VAMC, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giảm chỉ còn 3.25% và năm 2015 là 2.5% đạt mục tiêu của NHNN là đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống về dưới 3% theo chỉ tiêu Chính phủ giao. 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5 0 2013 2014 2015 ⅜ Tỷ lệ nợ xấu Nguồn: Tổng hợp từ NHNN

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh Thu 205.32 151.77 277.28

Thu từ lãi cho vay 112.38 87.99 192.32 Thu lãi điều chuyển vốn 67.68 49.11 53.32 Thu nhập bất thường 744 2.35 2.19

Thu dịch vụ 867 10.23 16.96

Các khoản thu khác 915 2.09 12.49

Chi phí 195.17 121.54 227.72

Chi trả lãi tiền gửi 131.69 78.36 169.38

Chi nội bộ 47.48 27.61 4τ7

Trích DPRR 867 15.5 13.19

Các khoản chi khác 7.33 0.07 3.44

LNTT 10.15 30.23 49.56

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch VPBank

Sở Giao dịch VPBank được thành lập ngày 24/12/2011, trụ sở ban đầu khi mới thành

lập tại số 8 Lê Thái Tổ, Hoàng Kiếm, Hà Nội (trụ sở hiện nay tại số 34 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tuy mới thành lập được hơn 5 năm nhưng Sở Giao dịch VPBank là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán, thực hiện tất cả các nghiệp vụ NHTM.

Cơ quan chủ quản: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Hình thức sở hữu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Website: www.vpbank.com.vn

Điện thoại: 04. 39288869

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch VPBank

Nguồn: Sở Giao dịch VPBank

Mô hình cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch VPBank được tổ chức thành 07 phòng với đội ngũ hơn 75 cán bộ công nhân viên, tuổi đời trung bình 29 tuổi, trình độ đại học chiếm khoảng trên 95% tổng số công nhân viên chức

2.2.2. Khái quát về hoạt động của Sở Giao dịch VPBank giai đoạn 2013-2015

Trong giai đoạn 2013-2014, nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu khởi sắc sau những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ở trong nước, GDP

tăng trường đều, lạm phát được kiềm chế, lãi suất có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu đang được các ngân hàng quan tâm và kiểm soát.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn hậu khủng hoảng, vẫn còn đó những

nguy cơ biến động tiềm ấn, ngành Ngân hàng vẫn đứng trước vô vàn những khó khăn và thách thức, nhạy cảm với sự biến động trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, Sở Giao dịch VPBank tuy mới thành lập được hơn một năm nhưng đã nỗ lực và chứng tỏ khả năng của mình.

Năm 2013, sau hơn một năm đi vào hoạt động, lợi nhuận trước thuế của SGD VPBank

đã đạt con số ấn tượng 10.15 tỷ đồng và đến năm 2014, con số này tăng đến hơn 197% ( 20.08 tỷ đồng) lên thành 30.23 tỷ đồng. Vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng, bước sang năm 2015, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt mức gần 50 tỷ đồng, tăng 19.33 tỷ đồng, tương đương 63.94%, so với năm 2014. Như vậy, xét cả về giá trị tuyệt đối cũng như tương đối thì tốc độ tăng trưởng của SGD giai đoạn 2014-2015 đều kém hơn so với

giai đoạn 2013-2014, nguyên nhân là do bắt đầu từ cuối năm 2013, các ngân hàng đã chú trọng hơn đến việc phát triển nhưng vẫn đi đôi với an toàn, vậy nên trong giai đoạn này, lợi nhuận của các ngân hàng có tăng trường chậm lại so với giai đoạn trước đó, SGD VPBank cũng cùng chung xu hướng đó.

Nguồn: Báo cáo Tổng kết HĐKD năm 2013, 2014 và 2015 của Sở Giao dịch VPBank

Năm 2013, thu từ cho vay chỉ đạt 112.38 tỷ đồng trong khi đó khoản chi phí phải trả cho hoạt động huy động vốn là 131.69 tỷ đồng, âm tới 19.31 tỷ đồng. Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2013, SGD VPBank bắt đầu siết chặt các hoạt động tín dụng, vậy nên

hoạt động tín dụng của SGD gặp khó khăn ban đầu, thu từ cho vay không đủ bù đắp chi phí huy động vốn trong năm. Sang đến năm 2014 và 2015 thu nhập từ hoạt động cho vay đã bắt đầu đủ để bù đắp chi phí huy động và trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của SGD (năm 2014, tỷ trọng thu từ lãi cho vay chiếm 57.98% doanh thu của SGD, và năm 2015 chiếm 69.36%). Mặc dù thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 50% doanh thu của SGD, tuy nhiên đây vẫn là con số khá khiêm tốn so với mức trung bình của toàn hệ thống VPBank (gần 90%).

Tóm lại:

Tuy mới hình thành trong giai đoạn nền kinh tế và ngành Ngân hàng còn nhiều biến động và khó khăn, nhưng SGD VPBank đã chứng tỏ được vai trò và bản lĩnh của mình, từng bước vững chắc củng cố hoạt động, đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống VPBank.

Song, hoạt động tín dụng của SGD VPBank vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đang từng bước được cải thiện, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn thì

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w