Đánh giá theo các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 36 - 48)

a) Tăng trưởng tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Tuyệt đối Tăng trưởng Tuyệt đối Tăng trưởng Ngắn hạn 3451.06 1835.99 -46.80% 3493.19 90.26% Trung hạn 2630.85 2751.97 4.60% 6078.55 120.88% Dài hạn 1287.42 1187.42 -7.77% 2984.66 151.36% 17,47% 20,56% 23,77% 35,70% 47,65% 48,41% 46,83% 31,79% 27,82%

Nguồn: Báo cáo biến động huy động - dư nợ SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Năm 2014, dư nợ tín dụng giảm 1594 tỷ đồng, tương đương 21.6% so với năm 2013 tuy nhiên sang đến năm 2015, dư nợ tín dụng của SGD đạt 12556.4 tỷ đồng, tăng hơn 6781 tỷ đồng so với năm 2014, tương đương 117.41%. Điều này cho thấy, sau giai đoạn

đầu siết chặt hoạt động tín dụng của mình, nợ tín dụng của SGD năm 2014 có sụt giảm so với giai đoạn trước, nhưng nhờ các biện pháp mạnh và chặt chẽ của SGD VPBank nói riêng và toàn ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói chung thì hoạt động tín dụng bắt đầu ổn định và tăng trưởng trở lại.

36

Kết cấu dư nợ

Phân theo thời hạn tín dụng

Bảng 2.3: Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại SGD VPBank

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn tín dụng

■ Ngắn hạn ■ Trung hạn ■ Dài han

Từ biểu đồ 2.4 ta thấy, cơ cấu dự nợ theo thời hạn tín dụng của SGD VPBank có sự chuyển dịch từ cho vay ngắn hạn sang tăng cường cho vay trung và dài hạn. Năm 2013, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của SGD VPBank là 46.83% (chiếm gần 50% tổng dư nợ), trong khi đó tỷ trọng các khoản tín dụng trung hạn chỉ chiếm 35.70% và dài hạn là 17.47%. Bước sang năm 2014 và 2015, tỷ trọng các khoản tín dụng ngắn hạn có xu hướng giảm (năm 2014 giảm xuống 31.79% và 2015 chỉ còn 27.82%), tỷ trọng các tín

Năm

2013 2014 2015

Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng KHCN 2726.65 37% 2021.38 35% 6654.89 53% KHDN 4642.68 63% 3754 65% 5901.51 47%

dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là tín dụng trung hạn (năm 2014 và 2015 tỷ trọng tín dụng trung hạn tăng lên chiếm gần 50% cơ cấu dư nợ tín dụng tại SGD). Điều này có thể là dấu hiệu tốt bởi các khoản tín dụng trung và dài hạn ổn định và mang lại nguồn thu nhập cao hơn tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên lại chứa đựng rủi ro cao hơn, nếu SGD quản lý và kiểm soát không tốt có thể không thu hồi được khoản tín dụng và dẫn đến nợ xấu.

Phân theo tính chất khoản vay

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo tính chất khoản vay

100,00% 90,00% 80,00% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 10,00% 0,00% Không TSBĐ

Nguồn: Bảng cân đối kế toán SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015Ill

Từ năm 2013 đến năm 2014, tỷ trọng cho vay có TSBĐ luôn chiếm tỷ trọng cao: năm

2013 chiếm 79.67%, năm 2014 chiếm 83.23%, năm 2015 chiếm 80.55% và duy trì ổn định qua các năm. Đây là một biểu hiện tốt cho thấy sự đảm bảo cho hoạt động tín dụng

của SGD VPBank khi phần lớn các khoản tín dụng được đảm bảo bằng tài sản và là nguồn thu thứ cấp khi ngân hàng không thu hồi được nợ của khách hàng.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của SGD VPBank

Nợ nhóm 2 35.37 25.99 57.76

Nợ nhóm 3 065 22.25 91.19

Nợ nhóm 4 441 151.59 244.07

Nợ nhóm 5 247.71 - -

Nguồn: Bảng cân đối kế toán SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Nhìn chung trong giai đoạn 2014 trở về trước, SGD VPBank chủ yếu cho vay doanh nghiệp, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ: năm 2013 và 2014, tỷ trọng cho vay

KHDN luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ của SGD. Tuy nhiên từ năm 2014 đến năm 2015, VPBank chuyển đổi mục tiêu tập trung vào phân phúc cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay KHCN, chính vì vậy, năm 2015 tỷ trọng cho cho vay KHCN tăng từ 35% lên 53%, chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu vô cùng đúng đắn của VPBank, bởi việc cho vay các DN hiện nay đang gặp khó khắn, nợ xấu tồn đọng chủ yếu từ các khoản cho vay doanh nghiệp và phân khúc cho vay tiêu dùng luôn đa dạng, dồi dào và đang là nhu cầu thiết yếu của người dân. Cũng với đó, năm 2015 thu nhập từ cho vay cũng như tổng dư nợ cho vay của SGD đạt được con số tăng ấn tượng. Minh chứng rõ ràng nhất cho kết quả của sự chuyển đổi này đó là năm 2015, VPBank vinh dự được nhận giải Ngân hàng Bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2015, Sản phẩm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. SGD VPBank nên tập trung chuyển đổi theo hướng

tập trung cho vay KHCN, cho vay tiêu dùng, cùng với đó vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng đối với cả KHCN và KHDN.

39

Bảng 2.5: Phân loại nợ của SGD VPBank

Nợ bị xóa 34.99 56.52 94.41 Tỷ lệ xóa nợ 0.51% 0.86% 1.03% Năm 2013 2014 2015 DPRR 49.37 36.96 74.08 DPRR/Tổng dư nợ 0.67% 0.64 % 0.59% DPRR/Tông dư nợ toàn

VPBank

1.15% 1.43 %

1.46%

Nguồn: Báo cáo biến động huy động - dư nợ SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SGD VPBank

Nguồn: Báo cáo biến động huy động - dư nợ SGD VPBank và BCTC VPBank năm

2013, 2014, 2015

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của SGD VPBank có xu hướng giảm qua các năm từ 3.91% vào năm 2013 giảm xuống còn 3.13% vào năm 2015. Cùng

chung xu hướng, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ con số 3.43% vào năm 2013 xuống còn 2.67% vào năm 2015. Điều này cho thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu cho vay từ cho vay DN sang cho vay cá nhân (cho vay tiêu dùng) đã có tác động tích cực đến tình hình cải thiện chất lượng trong hoạt động tín dụng của SGD VPBank. Năm 2015, nợ nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 có mức tăng rất cao (nợ nhóm 2 tăng từ 25.99 tỷ đồng lên 57.76 tỷ đồng, nợ nhóm 3 tăng từ 22.25 tỷ đồng lên 91.19 tỷ và nợ nhóm 4 tăng từ 151.59 tỷ đồng lên 244.07 tỷ đồng), song nợ nhóm 5 lại không có nguyên nhân là do năm 2015,

40

SGD có sự tăng mạnh về dư nợ cho vay từ 5775.38 tỷ đồng lên mức 12556.4 tỷ đồng, do đó kéo theo nợ nhóm 2,3,4 tăng mạnh.

Tỷ lệ nợ xấu vẫn luôn ở mức cao, năm 2015, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất 2.67%, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện rõ rệt, song, các số liệu trên cho thấy SGD vẫn đang đứng trước

rủi ro rất cao đối với hoạt động cho vay của mình. Mặc dù tình hình nợ tồn đọng đang được SGD giải quyết tích cực và đang được cải thiện dần: năm 2014 và 2015 nợ nhóm 5 không còn (do chính sách xóa nợ và thắt chặt an toàn tín dụng tại SGD VPBank), nợ nhóm 4 có xu hướng giảm tỷ trọng (bảng 2.3), nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức tương đối cao nguyên nhân là do các khoản nợ bị tồn đọng trước đây vẫn đang tồn tại, khiến SGD gặp khó khăn trong việc giải quyết thông tắc “cục máu đông” nợ xấu.Bảng 2.6: Tỷ lệ xóa nợ của SGD VPBank giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo biến động huy động-dư nợ SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng 2.6, ta thấy tỷ lệ xóa nợ của SGD lại có xu hướng tăng qua các năm, đây là biểu hiện không tốt khi cho thấy tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của

SGD VPBank được cải thiện một phần là do SGD đã thực hiện chính sách xóa nợ đối với những khoản nợ không thu hồi được chứ không phải hoàn toàn thực chất do công tác cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng tại SGD VPBank.

Bảng 2.7: Tỷ lệ trích lập DPRR của SGD VPBank

Dư nợ cho vay có TSBĐ 5871.1

5 4806.85

10114.18

Dư nợ cho vay không có TSBĐ 1498.1 8

968.53 2442.22

Tỷ trọng cho vay có TSBĐ 79.67% 83.23% 80.55%

41

Nguồn: Báo cáo biến động huy động - dư nợ SGD VPBank và Báo cáo thường niên VPBank năm 2013, 2014, 2015

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều cao, tuy nhiên tỷ lệ trích lập DPRR lại rất thấp, xoay quanh mức 0.6% (năm 2013 hệ số khả năng bù đắp rủi ro là 0.67%, năm 2014 là 0.64% và năm 2015 là 0.59%). Mặc dù tỷ trọng cho vay có TSBĐ của SGD tương đối cao

(Bảng 2.8) tuy nhiên theo Báo cáo Thường niên của VPBank, trung bình tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống VPBank giai đoạn 2013-2015 là 2.68% (Biểu đồ 2.6) và tỷ lệ trích lập

dự phòng là 1.35% (Bảng 2.7) ; trong khi đó SGD có tỷ lệ nợ xấu trung bình cao hơn (3.03%) nhưng lại có mức trích lập DPRR thấp hơn (trung bình là 0.64%). Neu như công tác phân loại nợ của SGD đúng thì hệ số khả năng bù đắp rủi ro (tỷ lệ trích lập DPRR) thấp như vậy là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên năm 2013 và 2014 khi cả tỷ lệ nợ

quá hạn và nợ xấu đều trên 3%, mà mức trích lập DPRR lại thấp sẽ dễ khiến SGD gặp phải rủi ro mất khả năng thanh khoản nếu rủi ro tín dụng xảy ra vì “tấm đệm” dự phòng che chắn quá mỏng, kể cả khi có TSBĐ thì việc phát mại tài sản cũng rất khó khăn và phức tạp,rất khó thu hồi được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay.

c) Tỷ trọng cho vay có TSBĐ

Tỷ trọng cho vay có TSĐB/tổng dư nợ của sở giao dịch VP bank từ 2013 đến 2015 ở

mức tương đối cao, xoay quanh 80%, năm 2013 tỷ trọng cho vay có TSĐB/Tổng dư nợ 79.67%, năm 2014 tăng lên 83.23% và đến năm 2015 giảm nhẹ xuống 80.55% mặc dù tỷ trọng này có sự biến động nhưng mức độ dao động là không lớn. Năm 2015 có sự sụt

giảm nhẹ về tỷ trọng này là do trong từ cuối năm 2014 đến năm 2015 SGD VP bank đẩy

Dư nợ tín dụng bình quân 6461.20 6572.36 9165.91 Doanh số thu nợ 12728.5

7 15182.14 19156.74 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1.97 2.31 2.09

42

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Xét trên chất lượng tín dụng cho vay, nó cho thấy mức độ an toàn của các khoản vay tại SGD, trong trường hợp các khoản vay không có khả năng thu hồi, SGD có thể dựa vào nguồn thu thứ cấp là phát mại TSBĐ để thu hồi được nợ. Tuy nhiên việc phát mại tài sản rất phức tạp, thời gian xử lý chậm, chi phí tốn kém, thậm chí sau khi phát mại TSBĐ ngân hàng vẫn không thể thu đủ được khoản nợ cũng như lãi của mình. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao tỷ trọng cho vay có TSBĐ không được đánh giá cao.

d) Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.9: Vòng quay vốn tín dụng

Dư nợ cho vay 7369.33 5775.38 12556.43 Tông vốn huy động 4285.47 3661.03 7925.12 Tổng huy động/dư nợ cho vay 58.15% 63.39% 63.33% Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động 1.72 1.58 1.58

Nguồn: Báo cáo biến động huy động - dư nợ SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Dư nợ tín dụng bình quân tăng trưởng tương đối đều qua các năm, đặc biệt năm 2015

dư nợ tín dụng bình quân tăng mạnh 39.46% đạt mức 9165.91 tỷ đồng.

Song song với đó, tổng doanh số thu nợ có mức tăng đáng kể: năm 2014 doanh số thu nợ đạt 15182.14 tỷ đồng, tăng 19.28% so với năm 2013 và năm 2015 tăng thêm 26.17% so với năm 2014 đạt con số ấn tượng 19156.74 tỷ đồng. Nguyên nhân là do, trong giai đoạn trước, SGD gặp khó khăn khi nền kinh tế hứng chịu những hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nợ quá hạn, nợ xấu còn tồn đọng lại rất nhiều, vậy nên giai đoạn 2013-2015, SGD đã từng bước siết chặt hoạt động tín dụng, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giải quyết nợ xấu, do đó công tác thu hồi nợ mới đạt được

những con số ấn tượng như vậy.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ chu chuyển của dòng vốn tín dụng tại Sở giao dịch. Từ năm 2013 đến năm 2015, vòng quay vốn tin dụng được cải thiện

43

tín dụng bình quân đều tăng mạnh. Năm 2015 vòng quay vốn tín dụng có giảm nhẹ xuống 2.09 vòng, nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng bình quân cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ, điều này cho thấy chất lượng tín dụng có xu hướng giảm trong năm 2015.

e) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động

Bảng 2.10: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động

Lãi từ hoạt động tín dụng 112,38 87,99 192,32

Tổng thu nhập 205,32 151,77 277,28

Nguồn: Báo cáo biến động huy động - dư nợ SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng: năm 2013, huy động chỉ đáp ứng được 58.15% dư nợ tín dụng, năm 2014 tăng lên 63.39% và đến năm 2015, con số này giảm nhẹ xuống còn 63.11%.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động từ năm 2013 đến năm 2015 đều lớn hơn 1: năm 2013 tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là 1.72, năm 2014 và 2015 là 1.58. điều đó cho thấy Sở giao dịch VP bank đang bị mất cân đối giữa hoạt động

huy động và cho vay của mình. SGD đang cho vay nhiều hơn nguồn vốn huy động được,

chứng tỏ để đáp ứng dư nợ cho vay của mình SGD đang phụ thuộc rất nhiều từ nguồn vốn của hội sở chính, điều này làm giảm mức độ độc lập của SGD với hội sở, giảm tính tự chủ trong việc cân đối nguồn vốn của SGD. Xét về lâu về dài, nếu không cải thiện được tỷ lệ này xuống thấp hơn 1 thì sẽ rất khó khăn trong việc cải thiện chất lượng tín dụng của SGD, bởi muốn cải thiện được chất lượng tín dụng thì SGD phải có được sự tự chủ cao về nguồn vốn của mình.

Tăng trưởng tín dụng cũng cần phải đi đôi với tăng trưởng nguồn huy động phù hợp 44

ứng nhu cầu của khách hàng hơn nữa, kèm với đó là tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ hội sở, tăng cường tính độc lập của đơn

vị.

f) Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Lãi từ hoạt động tín dụng ■ Thu nhập khác

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của SGD VPBank năm 2013, 2014, 2015

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng của SGD VPBank hiện vẫn đang là nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch: năm 2013 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 54.73% tổng thu nhập và đến năm 2014 tỷ lệ này tăng lên đến 57.97%, bước sang năm 2015 thu nhập từ hoạt động tín dụng lần đầu tiên vượt hơn con số 60% đạt mốc 69.36% tổng thu nhập của Sở giao dịch.

Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tuy nhiên con số này vẫn khá khiêm tốn khi chỉ dừng lại ở mức dưới 70% điêu này cho thấy Sở giao dịch VP bank vẫn chưa sử dụng hết nguồn lợi từ hoạt động tín dụng.

Nguyên nhân là do Sở Giao dịch mới chỉ thành lập từ 2011 nên công tác điều hành tín dụng từ đây còn vấp phải nhiều khó khăn, Sở Giao dịch vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ tốt với cá nhân và doanh nghiệp trong địa bàn. Nguyên nhân thứ hai, do chịu hậu quả từ khủng hoảng kinh tế 2008 và lãi suất cho vay trong giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm nên khả năng thu hồi nợ cũng như nguồn thu từ hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều chi phí. Thu nhập của SGD vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ hoạt động điều chuyến vốn.

Như vậy, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đáng có

của nó, Sở Giao dịch VP bank cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w