Đánh giá chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch VPBank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 48 - 56)

Trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015, SGD VPBank đã có những kết quả đáng ghi nhận. Lợi nhuận trước thế năm 2013 chỉ có 10.15 tỷ đồng đã tăng lên 30.23 tỷ đồng năm 2014 và tăng đến 49.56 tỷ đồng tính đến 31/12/2015. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng có sự chuyển biến tích cực từ lỗ tới 9.31 tỷ đồng năm 2013 đã tăng lên lãi 9.63 tỷ đồng năm 2014 và lãi 22.94 tỷ đồng năm 2015.

Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, bám sát phương hướng phát triển cùng với sự tuân thủ nghiêm ngặt chỉ đạo từ Hội

sở chính ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, trong những năm qua, Sở Giao dịch VPBank đã chủ động đẩy mạng phát triển hoạt động tín dụng của mình một cách hợp lý, chuyển dịch cơ cấu tín dụng từ cho vay doanh nghiệp sang cho vay cá nhân (cho vay

tiêu dùng, cân đối giữa lợi nhuân và rủi ro có thể gặp phải. Điều đó đã góp phần tạo nên

nhánh mà còn đóng góp cho sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Quy mô cho vay ngày càng mở rộng

Qua phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng tại SGD, ta thấy được doanh số cho vay trong các năm 2013, 2014, 2015 chiếm tỷ trọng cao và ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc tính của nhiều loại hình ngành nghề cũng như nhu cầu khác nhau trên địa bàn. Đặc biệt, dư nợ tín dụng bình quân qua 3 năm cũng chứng kiến một bước tiến lớn, dư nợ năm 2015 tăng lên tới 9165 tỷ đồng. Lượng khách hàng thân thiết của SGD ngày một lớn, thị phần tín dụng trên địa bàn cũng tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy chất lượng cho vay của chi nhánh đang có dấu hiệu cải thiện dần và tiềm ẩn nhiều cơ hội cải thiện hơn nữa trong thời gian tới.

Công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh

Năm 2013 là một năm khó khăn cho ngành ngân hàng khi mà hoạt động sản xuất kinh

doanh của rất nhiều doanh nghiệp chưa thể cải thiện hậu khủng hoảng. Nợ quá hạn và nợ xấu tồn đọng từ giai đoạn trước còn rất nhiều. Mặc dù đã có những dự phòng, kế hoạch từ trước nhưng hoạt động của Sở Giao dịch không khỏi gặp khó khăn trước bối cảnh đó. Trước sự tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng, quy mô và tỷ lệ nợ xấu trên toàn

chi nhánh cũng có những dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Bằng chứng là sự gia giảm thiểu của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2013 từ 3.91% xuống 3.41% trong năm 2015; và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.88% (năm 2013) xuống còn 3.29% (năm 2015) cao hơn mức mục

tiêu 3%, điều này tiền ẩn một nguy cơ rủi ro rất cao trong hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch VPBank trong tương lai gần, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại SGD. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng dang được SGD siết chặt,

công tác giám sát và thu hồi nợ được đẩy mạnh trên toàn hệ thống.

hơn, kỹ thuật thẩm định cao hơn và việc kiểm tra giám sát quá trình cho vay cũng diễn ra thường xuyên và chặt chẽ hơn. Thời gian quy trình từ thẩm định đến cho vay được rút ngắn nhưng rủi ro vẫn được kiểm soát và nhận biết tốt. Nhờ vậy mà chất lượng tín được nâng cao, mối quan hệ giữa SGD với các cá nhân, doanh nghiệp cũng được mở rộng thêm.

Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ nhân viên được nâng cao

Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua bị siết chặt và giám sát kỹ là

một dịp tốt để các cán bộ, nhân viên của SGD có cơ hội tăng cường rèn luyện kinh nghiệm cho bản thân trong việc quản lý và điều hành, chống lại những tiêu cực và dần dần tự khẳng định mình.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng lên góp phần tăng trưởng lợi

nhuận

Có thể thấy, LNTT của Sở Giao dịch VPBank có sự tăng trưởng một cách sâu sắc từ năm 2013 đến 2015 (từ 10.15 tỷ đồng lên 49.56 tỷ đồng). Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động và diễn biến phức tạp, SGD vẫn từng bước đi lên, đảm bảo được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Qua đó, khẳng định vị trí của mình trên địa bàn hoạt động, đóng góp không nhỏ và thành công cũng như sự phát triển của toàn hệ thống.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng nói riêng và lợi nhuận chung của SGD luôn có xu hướng tăng lên, góp phần đảm bảo và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên, khích lệ tinh thần làm việc của mọi người, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của chi nhánh.

2.4.2 Những mặt hạn chế

Mặc dù trong giai đoạn 2013-2015, SGD đã hoàn thành vượt kế hoạch phần lớn chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở chính giao nhưng kết quả kinh doanh của SGD vẫn bộc lộ những

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng cải thiện từ năm 2013 đến năm 2015 tuy nhiên tỷ lệ này trong 2 năm 2013 và 2014 lại cao hơn 3% (mức mục tiêu mà NHNN cũng như Hội sở chính của VPBank đề ra), mặc dù năm 2015, tỷ lệ này giảm xuống còn

2.67% nhưng đây vẫn là con số tương đối cao khi tỷ lệ xóa nợ trong năm 2015 cũng tăng từ 0.86% (năm 2014) lên 1.03%. Điều này cho thấy, SGD VP vẫn đang phải đối mặt với rủi ro cao trong hoạt động tín dụng của mình và ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại SGD.

Thứ hai, tỷ lệ nguồn vốn huy động so với tổng dư nợ cho vay ngày càng giảm

Nguồn vốn huy động không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho vay ra ngoài

nền kinh tế của SGD, nếu như nguồn vốn huy động thấp thì SGD khó có thể thực hiện cho vay đối với những khách hàng lớn và uy tín, từ đó ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng mà ngân hàng có thể cho vay, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng của các khoản tín dụng.

Ngoài ra, khi SGD không thể huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng sẽ dẫn đến mất sự độc lập và tự chủ về nguồn vốn, điều này khiến SGD khó thực hiện được việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở.

Thứ ba, tỷ lệ trích lập DPRR còn thấp

Tỷ lệ trích lập DPRR thấp trong khi tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn còn cao: trung bình tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống VPBank giai đoạn 2013-2015 là 2.67% và tỷ lệ trích lập dự phòng là 1.36% ; trong khi đó SGD có tỷ lệ nợ xấu trung bình cao hơn (3.03%) nhưng

lại có mức trích lập DPRR thấp hơn (trung bình là 0.64%). Điều này khiến cho SGD đứng trước nguy cơ và rủi ro cao nếu rủi ro tín dụng xảy ra.

Thứ tư, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng và mức độ hài lòng của khách hàng chưa cao

Mặc dù SGD VPBank đang ngày càng nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, với mức lãi suất cho vay của một

Cùng với đó, mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ và sự phục vụ của SGD chỉ dừng lại ở mức độ đạt yêu cầu. Với mức độ này, khách hàng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm tín dụng tại SGD nhưng cũng có thể không do chưa đủ đáp ứng và làm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm, năng lực và trình độ của cán bộ QHKH chưa cao

Độ tuổi trung bình của CBTD tại SGD VPBank còn tương đối trẻ vì vậy kinh nghiệm

cũng như sự vững vàng trong nghề của họ là chưa nhiều. Do đó, các CBTD đôi khi không thể đánh giá và lường trước được những rủi ro trong các khoản vay hay từ chối cho vay đối với những khách hàng tiềm năng, điều này dễ khiến xảy ra những tổn thất cho SGD.

2.4.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Nguyên nhân chủ quan:

- Thiếu thông tin về khách hàng vay vốn

Hiện nay, việc phân tích cho vay chủ yếu vẫn dựa trên hồ sơ do chính khách hàng cung cấp, trong khi việc thu thập tìm hiểu thông tin còn thấp cộng với trình độ thông tin

chưa cao khiến cho độ chính xác còn hạn chế. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng còn chưa đủ trình độ tổng quát trong tất cả các lĩnh vực nên chưa thể phân tích một cách chính xác tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực khác nhau.

- Hạn chế trong việc thực hiện quy trình cho vay

Trong việc thực hiện một quy trình cho vay, một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm chưa ý thức được trọn vẹn mục đích, ý nghĩa của việc mở rộng hoạt động kinh doanh Ngân hàng gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả của chính bản thân ngân hàng. Việc mở rộng cho vay thái quá để có thu nhập cao, hoàn thành KPI của bản thân, chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư dẫn đến hậu quả xấu cho chất lượng cho vay.

Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa thực sự phát huy

hiệu quả, chưa có một quy chế đủ hiệu lực đưa bản thân SGD, các NHTM cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn chia sẻ thông tin để có sự hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác, kịp thời

- Hạn chế trong hoạt động kiểm soát nội bộ

Vai trò chủ động kiểm tra kiểm soát tự phát hiện của SGD chưa được thực hiện một cách sâu sát về mặt nội dung, phương pháp và biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa, khắc phục sai sót còn chưa cao, việc xử lý còn đôi lúc chưa kiên quyết và dứt điểm.

- Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách

Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong các tài liệu mà SGD cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm cho vay mà chưa chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, các khách hàng tốt chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm cho vay của SGD so với các chi nhánh khác. Hoạt động marketing cũng được triển khai theo hệ thống một cách chung chung từ Hội sở xuống đến các chi nhánh, chứ SGD chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù và quảng bá, tiếp thị cho sản phầm này. Đây cũng là một hạn chế mà nếu khắc phục được sẽ góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho SGD.

Cán bộ tín dụng chủ yếu còn trẻ tuổi, trình độ nghiệp vụ chưa cao và kinh nghiệm không nhiều dẫn đến khả năng thẩm định còn nhiều hạn chế, phản ánh đúng được thực trạng doanh nghiệp, các khoản nợ cũng được quản lý chưa tốt.

Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa thực sự và thiếu ổn định sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động của các NHTM. Năm 2013, nền kinh tế mới chỉ có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự hồi phục hậu khủng hoảng, tuy nhiên những dấu hiệu này chưa thực

thấy lãi suất giảm nhưng không phải là yếu tố kích thích các doanh nghiệp vay vốn do các doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn đầu tư và phát triển khi tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới chưa có nhiều cơ hội rõ ràng. Mặt khác, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng kéo theo sự thu hẹp sản xuất, giảm nhu cầu vay vốn, cũng như không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình một cách

tốt nhất.

- Môi trường pháp lý:

Năm 2013 NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

và năm 2014 ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Thông tư số 36/2014/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hai Thông tư trên ra đời, buộc các NHTM phải siết chặt và kiểm soát các hoạt động của mình, tạo sức ép lên các NHTM về vấn đề phân loại nợ, trích lập dự phòng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Đồng thời NHNN còn đề ra mục tiêu đưa nợ xấu về dưới con số 3%, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của SGD khi vừa phải tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận nhưng đồng thời phải giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập DPRR

khiến giai đoạn 2013-2015 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và dư nợ tín dụng của SGD bị suy giảm.

- Cạnh tranh gay gắt:

Môi trường kinh tế khó khăn khiến các ngân hàng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. VPBank không phải là một ngân hàng có quy mô lớn vì vậy rất khó khăn khi cạnh tranh

Ket luận chương 2

Qua đánh giá chất lượng tín dụng ở SGD Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian qua, dù vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng ta thấy rằng chi nhánh về cơ bản

đã có những sự phát triển đáng kể trong hoạt động.

Lợi nhuận trước thuế tăng một cách rõ rệt qua các năm 2013, 2014 và 2015, trong đó

lợi nhuận từ hoạt động cho vay cũng có bước tiến vượt bậc, tuy vẫn còn thấp so với toàn

hệ thống. Hoạt động huy động vốn tuy có sự tăng trưởng về mặt số lượng nhưng chất lượng còn chưa cao, các nguồn huy động còn chưa chắc chắn. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ra nền kinh tế của SGD. Công tác điều hành và xử lí nợ xấu còn nhiều hạn chế, tình hình nợ xấu tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa triệt để. Tốc độ chu chuyển của nguồn vốn còn hơi thấp và chưa ổn định, ảnh hưởng đến khả

năng sinh lời của ngân hàng.

Các hoạt động cân đối nhân sự về tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm, còn chưa phù hợp, gây nên sự thiếu hụt chất xám và tuổi nghề trong hoạt động của chi nhánh, hoạt động marketing còn chưa tốt, chưa tạo được nét đặc trưng riêng của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, chất lượng cho vay tại SGD cũng còn chưa thực sự cao, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong khâu điều hành cũng như kiểm soát hoạt động tín dụng nhưng Ban

STT Chỉ tiêu KHKD năm 2016 1 Dư nợ tín dụng 14000 (Tỷ đồng)

2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 200 (Tỷ đồng)

3 Tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%

4 Lợi nhuận trước thuế 55 (Tỷ đồng)

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK - SỞ GIAO DỊCH

3.1 Phương hướng hoạt động của Sở Giao dịch VPBank trong giai đoạn sắp tới3.1.1 Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w