Khái quát về hoạt động của Sở Giao dịch VPBank giai đoạn 2013-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 33 - 35)

Trong giai đoạn 2013-2014, nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu khởi sắc sau những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ở trong nước, GDP

tăng trường đều, lạm phát được kiềm chế, lãi suất có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu đang được các ngân hàng quan tâm và kiểm soát.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn hậu khủng hoảng, vẫn còn đó những

nguy cơ biến động tiềm ấn, ngành Ngân hàng vẫn đứng trước vô vàn những khó khăn và thách thức, nhạy cảm với sự biến động trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, Sở Giao dịch VPBank tuy mới thành lập được hơn một năm nhưng đã nỗ lực và chứng tỏ khả năng của mình.

Năm 2013, sau hơn một năm đi vào hoạt động, lợi nhuận trước thuế của SGD VPBank

đã đạt con số ấn tượng 10.15 tỷ đồng và đến năm 2014, con số này tăng đến hơn 197% ( 20.08 tỷ đồng) lên thành 30.23 tỷ đồng. Vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng, bước sang năm 2015, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt mức gần 50 tỷ đồng, tăng 19.33 tỷ đồng, tương đương 63.94%, so với năm 2014. Như vậy, xét cả về giá trị tuyệt đối cũng như tương đối thì tốc độ tăng trưởng của SGD giai đoạn 2014-2015 đều kém hơn so với

giai đoạn 2013-2014, nguyên nhân là do bắt đầu từ cuối năm 2013, các ngân hàng đã chú trọng hơn đến việc phát triển nhưng vẫn đi đôi với an toàn, vậy nên trong giai đoạn này, lợi nhuận của các ngân hàng có tăng trường chậm lại so với giai đoạn trước đó, SGD VPBank cũng cùng chung xu hướng đó.

Nguồn: Báo cáo Tổng kết HĐKD năm 2013, 2014 và 2015 của Sở Giao dịch VPBank

Năm 2013, thu từ cho vay chỉ đạt 112.38 tỷ đồng trong khi đó khoản chi phí phải trả cho hoạt động huy động vốn là 131.69 tỷ đồng, âm tới 19.31 tỷ đồng. Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2013, SGD VPBank bắt đầu siết chặt các hoạt động tín dụng, vậy nên

hoạt động tín dụng của SGD gặp khó khăn ban đầu, thu từ cho vay không đủ bù đắp chi phí huy động vốn trong năm. Sang đến năm 2014 và 2015 thu nhập từ hoạt động cho vay đã bắt đầu đủ để bù đắp chi phí huy động và trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của SGD (năm 2014, tỷ trọng thu từ lãi cho vay chiếm 57.98% doanh thu của SGD, và năm 2015 chiếm 69.36%). Mặc dù thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 50% doanh thu của SGD, tuy nhiên đây vẫn là con số khá khiêm tốn so với mức trung bình của toàn hệ thống VPBank (gần 90%).

Tóm lại:

Tuy mới hình thành trong giai đoạn nền kinh tế và ngành Ngân hàng còn nhiều biến động và khó khăn, nhưng SGD VPBank đã chứng tỏ được vai trò và bản lĩnh của mình, từng bước vững chắc củng cố hoạt động, đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống VPBank.

Song, hoạt động tín dụng của SGD VPBank vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đang từng bước được cải thiện, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn thì đây vẫn đang là nhiệm vụ được SGD quan tâm và đặt lên hàng đầu: không chỉ tăng trưởng tín dụng chiều rộng, mà kèm theo đó là tăng trưởng tín dụng chiều sâu; mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn tín dụng, phát triển bền vững, qua đó phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, làm cho đời sống, việc làm của cán bộ nhân viên SGD được

đảm bảo, củng cố và nâng cao vị trí của Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam

cũng như trong lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng sở giao dịch khoá luận tốt nghiệp 112 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w