Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng phù hợp với cảchi nhánh và thực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 79)

thực tế phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một hệ thống chấm điểm khách hàng tốt và phù hợp với ngân hàng sẽ giúp các cán bộ có cái nhìn chuẩn xác hơn đối với tình hình hoạt động của khách hàng, từ đó sẽ có những đánh giá khách quan và đưa ra quyết định cho vay phù hợp với phương hướng, yêu cầu và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Tỉnh Thanh Hóa là nơi

nhiều các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, vì vậy, chi nhánh cần có sự điều chỉnh trong các chỉ tiêu đánh giá định tính và định luợng sao cho phù hợp với các doanh nghiệp. Neu chi nhánh để các chuẩn mực đánh giá quá cao sẽ khến các DNVVN không thể tiếp cận đuợc với nguồn vốn của ngân hàng, không chỉ khiến ngân hàng mất khách mà còn khiến các doanh nghiệp cũng không có vốn kịp thời để hoạt động và chắc chắn sẽ ảnh huởng đến mục tiêu tăng truởng của tỉnh . Nguợc lại, nếu chi nhánh để các tiêu chuẩn đánh giá ở mức thấp sẽ xảy ra tình trang cho vay tràn lan và hoàn toàn có thể cho vay cả những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, gây tăng nợ xấu và rủi ro cho ngân hàng trong tuơng lai .

Chi nhánh cũng cần hoàn thiện hệ thống chấm điểm doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh tế, bởi lẽ mỗi một ngành nghề kinh tế khác nhau sẽ có những đặc thù kinh doanh khác nhau, và chắc chắn không thể sử dụng một khung chuẩn mực chung để sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đuợc . Điều đó sẽ khiến việc đánh gi á mất đi tính chính xác, có thể khiến các doanh nghiệp vốn đang có kết quả kinh doanh tốt bị đánh giá kém và nguợc lại, từ đó sẽ ảnh huởng đến việc ra quyết định của các cán bộ tín dụng và ảnh huởng tới cả chất luợng tín dụng của ngân hàng . Đặc biệt trong đó, chi nhánh cũng cần chú trọng hơn cả đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến (đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản) và các ngành có hàm luợng công nghệ cao (nhu c ác doanh nghiệp kinh doanh máy móc thiết bị vô tuyến, c ác công ty duợc phẩm,...) - vốn là những ngành đang nhận đuợc sự quan tâm và uu tiên hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Nếu hoạt động tín dụng của chi nhánh bám sát với những ngành nghề đuợc uu tiên của tỉnh sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn và có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với những ngành nghề khác chua thuộc diện đuợc uu tiên của tỉnh.

Muốn vậy, hệ thống chấm điểm khách hàng của chi nhánh cần đảm bảo tính chính xác trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá các DNVVN hợp lý, đầy đủ, không thừa không thiếu chỉ tiêu; không chỉ chính xác về mặt số luợng mà còn cần phải chính xác về mặt chất luợng, tránh tình trạng đ nh gi c c doanh nghiệp quá cao hoặc quá thấp, nhằm đảm bảo kết quả chấm điểm cuối cùng là khách quan nhất,

phục vụ một cách tốt nhất và chính xác nhất cho công tác cho vay các DNVVN của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng vẫn có lời những không rời xa các chỉ tiêu an toàn của mình. Đồng thời, chi nhánh cũng cần đảm bảo hệ thống chấm điểm có tính bảo mật cao để tránh làm rò rỉ thông tin khách hàng cũng như về cách thức đánh giá, chấm điểm của ngân hàng; tối ưu hóa về mặt công nghệ cũng như sự tiện nghi trong việc sử dụng phần mềm chấm điểm tín dụng phục vụ cho công tác nhập liệu của các cán bộ tín, từ đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các cán bộ ngân hàng, giúp các cán bộ đạt hiệu quả làm việc cao hơn.

3.2.3. Nâng cao công tác thẩm định tín dụng, tăng cường giám sát sau vay đối với các khoản tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Công tác thẩm định tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng, do đây chính là căn cứ để các cán bộ tín dụng có thể đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, và nếu cho vay thì nên sử dụng hình thức tín dụng nào, tài trợ bao nhiêu phần trăm là hợp lý... Các cán bộ sẽ cần thẩm định không chỉ về hồ sơ tín dụng: về chính doanh nghiệp xin vay, về dự án, kế hoạch xin vay của doanh nghiệp. mà thậm chí còn cần tìm hiểu thị trường hiện tại ra sao. Cụ thể, các cán bộ sẽ cần tìm hiểu về kết quả hoạt động trong ít nhất 3 năm gần nhất của doanh nghiệp ra sao, có điều gì bất cập, chưa rõ ràng hay không; trong lịch sử doanh nghiệp có đi vay ở những ngân hàng nào, lịch sử trả nợ ra sao; doanh nghiệp đó có thiện chí trả nợ hay không; dự án mà doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư liệu có khả thi và hợp lý; thị trường hiện tại có gì biến động, biến động đó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới dự án của doanh nghiệp, liệu thị trường bây giờ còn cần những dự án như vậy hay không. Đặc biệt các cán bộ cần chú ý thẩm định TSĐB của doanh nghiệp. Mặc dù đây không phải nguồn thu chính của ngân hàng, nhưng TSĐB sẽ là tấm vé đảm bảo an toàn cho ngân hàng, thúc đẩy công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Khi có biến cố xảy ra khiến các doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ có thể sử dụng TSĐB của doanh nghiệp tại ngân hàng để bù đắp lại cho phần gốc và lãi vay mà doanh nghiệp vẫn chưa trả được, giúp ngân hàng có thể thu lại được phần nào vốn của mình, giảm thiểu tổn thất cũng như rủi ro cho ngân hàng. Việc thẩm định TSĐB cũng là một vấn đề khó khăn đối với các cán bộ, đòi hỏi các cán

bộ phải có kiến thức nhất định và nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định TSĐB . Do mỗi một doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra một loại TSĐB khác nhau, nên c ác c án bộ sẽ phải có sự đánh giá khác nhau đối với mỗi loại tài sản đó, làm sao cho việc thẩm định là chính xác, đánh giá tài sản được sát với giá thị trường nhất, đặc biệt cần là về khả năng phát mại và tính hợp pháp của tài sản đó: liệu tài sản đó có cần thiết trên thị trường không, có dễ dàng tiêu thụ tài sản đó không, tài sản có gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bảo quản và lưu trữ không, liệu giá trị của TSĐB có ổn định qua thời gian hay không, tài sản đó liệu đang có tranh chấp pháp lý nào không, tài sản có đang bị thế chấp tại những ngân hàng khác không... nhằm đảm bảo khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, ngân hàng cần thu hồi vốn, sẽ có thể dễ dàng phát mại tài sản đó với mức giá cao nhất, bù đắp được nhiều tổn thất cho ngân hàng nhất có thể, giúp ngân hàng hạn chế được tổn thất cũng như rủi ro cho ngân hàng mình. Đối với tỉnh Thanh Hóa, nơi đang có rất nhiều các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, với hạn chế là các doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả cao, khả năng quản lý nhiều bất cập, trình độ nhân viên còn chưa cao, tác phong làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp thì các cán bộ tín dụng sẽ cần thẩm định cẩn thận hơn để tránh việc cho vay sai đối tượng. Rõ ràng, nếu thực hiện công tác thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cho vay những doanh nghiệp tốt, dự án hiệu quả, có tính sinh lời cao, đảm bảo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng, và tránh được hầu hết rủi ro tín dụng, giúp các cán bộ tín thực hiện những hoạt động tín dụng sau này được thuận tiện và trơn tru hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng.

Không chỉ thực hiện cẩn thận công tác thẩm định trước cho vay, mà kể cả sau khi cho vay, các cán bộ cũng cần có sự giám s át kĩ lưỡng đối với khoản vay. Trong thời gian tới đây, tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai, hoàn thiện nâng cấp nhiều dự án xây dựng quan trọng (như mở rộng QL 217, 47, 10, 15A, 15C; hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến tỉnh lộ trọng điểm, gồm: Đại lộ Nam sông Mã, đường từ ngã ba Voi đi Sầm Sơn, đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn,.) vốn là lĩnh vực cần sát sao trong việc hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng của công trình. Vì vậy, các cán bộ tín dụng sẽ cần chú ý xem xét về tiến độ thực hiện công

việc có đúng với kế hoạch xin vay của doanh nghiệp, hay doanh nghiệp có sử dụng vốn vay sai mục đích hay không... để từ đó có thể có những biện pháp nhắc nhở hay thu hồi lại vốn cho phù hợp, giảm thiểu tốn thất nếu có cho ngân hàng. Đặc biệt không có thái độ chủ quan, khinh suất với các doanh nghiệp đã có lịch sử giao dịch lâu dài với ngân hàng, đuợc xếp hạng tín dụng cao trong lịch sử, do thị truờng luôn có sự biến động và có thể tại thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đó không còn đuợc đánh giá cao nữa, tránh khiến cho ngân hàng rơi vào thế “trở tay không kịp” nếu các doanh nghiệp đó kinh doanh kém hiệu quả hơn so với truớc.

Với những lợi ích từ công tác thẩm định và giám sát sau cho vay mang lại nhu trên, chi nhánh không chỉ cần các cán bộ tín dụng trong chi nhánh có trình độ cao, chuyên nghiệp, đuợc đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết phong phú, mà ngân hàng còn cần đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp để hỗ trợ các cán bộ tín dụng có thể tra cứu, tìm hiểu các thông tin cần thiết về khách hàng, tránh tình trạng cơ sở vật chất yếu kém, gây tốn kém thời gian cũng nhu chi phí của ngân hàng. Mặt khác, ngay từ khâu tuyển dụng, ngân hàng cũng cần tuyển dụng những ứng cử viên đã có trình độ chuyên môn về tín dụng ngân hàng tốt, nhanh nhẹn, ham học hỏi, đồng thời trong quá trình công tác cũng phải tạo điều kiện cho các cán bộ đuợc va chạm, tiếp xúc bên ngoài để có thêm kinh nghiệm; đi học các lớp bồi duỡng, đào tạo nghiệp vụ nhằm trau dồi thêm cho vốn hiểu biết của các cán bộ tín dụng. giúp các cán bộ thực hiện công tác tín dụng đuợc trơn tru và có hiệu quả cao hơn .

3.2.4. Tăng cường công tác xử lý nợ xấu còn tồn đọng

Chi nhánh BIDV Thanh Hóa không chỉ cần thực hiện công tác chuẩn bị tốt để đề phòng nợ xấu từ các DNVVN, mà còn cần có công tác xử lý nợ xấu hiệu quả nhằm giúp chi nhánh nâng cao chất luợng tín dụng đối với các DNVVN nói riêng và chất luợng tín dụng nói chung của toàn chi nhánh. Mặc dù trong thời gian qua, chi nhánh đã hạ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu xuống mức thấp, cũng nhu đạt đuợc những kết quả khả quan trong công tác xử lý nợ xấu, nhung rõ ràng nợ xấu vẫn còn tồn đọng và sẽ gây nên ảnh huởng không tốt tới kết quả hoạt động của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần tiến hành xem xét, đánh giá lại khả năng thu hồi của các khoản

nợ xấu để từ đó có hướng xử lý phù hợp. Chi nhánh có thể tạo điều kiện hỗ trợ những doanh nghiệp còn khả năng phục hồi, giúp những doanh nghiệp đó kinh doanh ổn định trở lại để có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng . Nhưng đối với những doanh nghiệp không tích cực phối hợp cùng chi nhánh, không có thiện chí trả nợ, thì chi nhánh cần nhanh chóng xử lý tài sản đảm bảo cũng như chủ động sử dụng các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng để giải quyết nợ xấu của các doanh nghiệp đó .

Chi nhánh cũng có thể xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ cho VAMC, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, do cho đến thời điểm hiện tại, VAMC giải quyết nợ xấu chưa thật sự hiệu quả như kì vọng (sau ba năm rưỡi hoạt động, VAMC mới chỉ xử lý được gần 18% dư nợ gốc ban đầu đã mua từ các tổ chức tín dụng), và ngân hàng vẫn phải thực hiện việc trích lập dự phòng. Vì vậy, nếu chi nhánh có thể tự chủ động trong công tác xử lý nợ xấu sẽ giúp giảm được tỷ lệ nợ xấu nội bảng, từ đó ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn . Hơn nữa từ năm 2015 đến nay, thị trường bất động sản cũng đang ấm dần lên, có những chuyển biến tích cực hơn, trong khi bất động sản lại chính là tài sản đảm bảo chủ yếu của các doanh nghiệp tại chi nhánh, nên đây sẽ là cơ hội cho chi nhánh có thể dễ dàng hơn trong việc xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi được nợ xấu từ các doanh nghiệp. Từ đó, chi nh nh cũng có thể thúc đẩy việc mua lại nợ xấu đã b án cho VAMC để có thể chủ động xử lý nợ linh hoạt và hiệu quả hơn (như ViecomBank đã mua lại được toàn bộ 4.300 tỷ đồng nợ xấu đã b án cho VAMC), làm sạch nợ tại VAMC.

Ngoài ra, chi nh nh cũng có thể tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Tuy việc làm này sẽ khiến lợi nhuận của chi nhánh bị sụt giảm, kết quả kinh doanh có thể không còn “đẹp” như ban đầu, nhưng về mặt tích cực sẽ giúp chi nhánh nhanh chóng bù đắp được tổn thất và nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh mình.

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức của phòng tín dụng tại chi nhánh

Hiện nay, phòng tín dụng của chi nhánh BIDV Thanh Hóa đang chưa có sự phân chia rõ ràng, khi một cán bộ tín dụng có thể sẽ thực hiện nhiều bước trong một quy trình tín dụng . Điều này có thể khiến hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh chưa có tính khách quan cao, và nếu cán bộ có đạo đức nghề nghiệp

kém sẽ có thể thông đồng với doanh nghiệp và cho vay những khoản tín dụng gây bất lợi cho ngân hàng. Vì vậy, phòng tín dụng của chi nhánh cần có sự chuyên môn hóa rõ ràng đối với quy trình tín dụng, bộ phận nào sẽ thẩm định tín dụng, bộ phận nào giải ngân, thu hồi nợ, bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm giám sát khoản vay.... nhằm đảm bảo tính rõ ràng, liêm chính trong hoạt động tín dụng. đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với c ác DNVVN. tránh để một bộ phận phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, không chỉ không minh bạch mà thậm chí còn có thể gia tăng áp lực công việc cho cán bộ, từ đó sẽ khiến chất lượng công việc bị giảm sút, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chung của toàn chi nhánh. Mặt khác, với việc chuyên môn hóa quy trình tín dụng như vậy sẽ giúp mỗi bộ phận tín dụng chuyên tâm hơn với công việc mình được giao phó, cũng như có sự hiểu biết sâu sắc hơn với lĩnh vực mình phụ trách, từ đó sẽ tránh được những sai phạm, nhầm lẫn đáng tiếc không đáng có trong quá trình hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung của chi nhánh. Ngoài ra, chi nh nh cũng có thể bố trí thêm ban khách hàng DNVVN. là nơi có sự hiểu biết sâu sắc về các DNVVN, thấu hiểu những khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng như biết được các doanh nghiệp đang cần gì, muốn gì, từ đó sẽ giúp chi nhánh có thể tiếp cận cũng như phục vụ các khách hàng là các DNVVN có hiệu quả cao hơn

3.2.6. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trong chi nhánh

Trong hoạt động kinh doanh nói chung, thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới các quyết định cũng như những dự kiến trong tương lai của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w