Hiện nay, phòng tín dụng của chi nhánh BIDV Thanh Hóa đang chưa có sự phân chia rõ ràng, khi một cán bộ tín dụng có thể sẽ thực hiện nhiều bước trong một quy trình tín dụng . Điều này có thể khiến hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh chưa có tính khách quan cao, và nếu cán bộ có đạo đức nghề nghiệp
kém sẽ có thể thông đồng với doanh nghiệp và cho vay những khoản tín dụng gây bất lợi cho ngân hàng. Vì vậy, phòng tín dụng của chi nhánh cần có sự chuyên môn hóa rõ ràng đối với quy trình tín dụng, bộ phận nào sẽ thẩm định tín dụng, bộ phận nào giải ngân, thu hồi nợ, bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm giám sát khoản vay.... nhằm đảm bảo tính rõ ràng, liêm chính trong hoạt động tín dụng. đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với c ác DNVVN. tránh để một bộ phận phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, không chỉ không minh bạch mà thậm chí còn có thể gia tăng áp lực công việc cho cán bộ, từ đó sẽ khiến chất lượng công việc bị giảm sút, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chung của toàn chi nhánh. Mặt khác, với việc chuyên môn hóa quy trình tín dụng như vậy sẽ giúp mỗi bộ phận tín dụng chuyên tâm hơn với công việc mình được giao phó, cũng như có sự hiểu biết sâu sắc hơn với lĩnh vực mình phụ trách, từ đó sẽ tránh được những sai phạm, nhầm lẫn đáng tiếc không đáng có trong quá trình hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung của chi nhánh. Ngoài ra, chi nh nh cũng có thể bố trí thêm ban khách hàng DNVVN. là nơi có sự hiểu biết sâu sắc về các DNVVN, thấu hiểu những khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng như biết được các doanh nghiệp đang cần gì, muốn gì, từ đó sẽ giúp chi nhánh có thể tiếp cận cũng như phục vụ các khách hàng là các DNVVN có hiệu quả cao hơn