Chi nhánh BIDV Thanh Hóa không chỉ cần thực hiện công tác chuẩn bị tốt để đề phòng nợ xấu từ các DNVVN, mà còn cần có công tác xử lý nợ xấu hiệu quả nhằm giúp chi nhánh nâng cao chất luợng tín dụng đối với các DNVVN nói riêng và chất luợng tín dụng nói chung của toàn chi nhánh. Mặc dù trong thời gian qua, chi nhánh đã hạ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu xuống mức thấp, cũng nhu đạt đuợc những kết quả khả quan trong công tác xử lý nợ xấu, nhung rõ ràng nợ xấu vẫn còn tồn đọng và sẽ gây nên ảnh huởng không tốt tới kết quả hoạt động của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần tiến hành xem xét, đánh giá lại khả năng thu hồi của các khoản
nợ xấu để từ đó có hướng xử lý phù hợp. Chi nhánh có thể tạo điều kiện hỗ trợ những doanh nghiệp còn khả năng phục hồi, giúp những doanh nghiệp đó kinh doanh ổn định trở lại để có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng . Nhưng đối với những doanh nghiệp không tích cực phối hợp cùng chi nhánh, không có thiện chí trả nợ, thì chi nhánh cần nhanh chóng xử lý tài sản đảm bảo cũng như chủ động sử dụng các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng để giải quyết nợ xấu của các doanh nghiệp đó .
Chi nhánh cũng có thể xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ cho VAMC, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, do cho đến thời điểm hiện tại, VAMC giải quyết nợ xấu chưa thật sự hiệu quả như kì vọng (sau ba năm rưỡi hoạt động, VAMC mới chỉ xử lý được gần 18% dư nợ gốc ban đầu đã mua từ các tổ chức tín dụng), và ngân hàng vẫn phải thực hiện việc trích lập dự phòng. Vì vậy, nếu chi nhánh có thể tự chủ động trong công tác xử lý nợ xấu sẽ giúp giảm được tỷ lệ nợ xấu nội bảng, từ đó ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn . Hơn nữa từ năm 2015 đến nay, thị trường bất động sản cũng đang ấm dần lên, có những chuyển biến tích cực hơn, trong khi bất động sản lại chính là tài sản đảm bảo chủ yếu của các doanh nghiệp tại chi nhánh, nên đây sẽ là cơ hội cho chi nhánh có thể dễ dàng hơn trong việc xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi được nợ xấu từ các doanh nghiệp. Từ đó, chi nh nh cũng có thể thúc đẩy việc mua lại nợ xấu đã b án cho VAMC để có thể chủ động xử lý nợ linh hoạt và hiệu quả hơn (như ViecomBank đã mua lại được toàn bộ 4.300 tỷ đồng nợ xấu đã b án cho VAMC), làm sạch nợ tại VAMC.
Ngoài ra, chi nh nh cũng có thể tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Tuy việc làm này sẽ khiến lợi nhuận của chi nhánh bị sụt giảm, kết quả kinh doanh có thể không còn “đẹp” như ban đầu, nhưng về mặt tích cực sẽ giúp chi nhánh nhanh chóng bù đắp được tổn thất và nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh mình.