Kiến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 89 - 93)

Thứ nhất, các DNVVN cần tập trung nâng cao năng lực quản lý cũng nhu trình độ của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, từ đó có thể giúp các DNVVN hoạt động có hiệu quả hơn . Các nhà quản lý cần giám s át kĩ về tình hình sản xuất sản phẩm đúng quy định, quy trình, bảo đảm sản phẩm của doanh nghiệp mình chất luợng cao, đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các nhà quản lý cũng cần kiểm soát chặt chẽ về công nhân viên trong doanh nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các dự án doanh nghiệp đang tham gia có đúng kế hoạch và mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đề ra không, thị truờng đang biến động ra sao để có kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, các nhà quản lý, điều hành trong doanh nghiệp cần tự trau dồi kiến thức, không chỉ trong lĩnh vực doanh nghiệp mình hoạt động mà còn cần các kiến thức của các ngành nghề khác có liên quan, về nền kinh tế thị truờng, về cách quản lý nhân sự sao cho hiệu quả . Đồng thời cũng tổ chức các buổi tập huấn cho nhân viên trong doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ, sự hiểu biết của nhân viên, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trơn tru, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, các DNVVN phải thành thật trong việc khai báo, thông kê kết quả kinh doanh, các số liệu có liên quan tới doanh nghiệp cũng nhu tình hình thực tế trong doanh nghiệp, tránh tình trạng khai khống, cố tình “làm đẹp” c ác bảng số liệu để nhằm vay đuợc vốn của ngân hàng, làm nhiễu công tác thẩm định của các cán bộ

tín dụng.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần đầu tư cho c ác máy móc, công nghệ hiện đại trong sản xuất, vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất sử dụng mà còn giúp các sản phẩm có tính chính xác cao, chất lượng tốt. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần trang bị máy móc tân tiến hỗ trợ cho công tác điều hành, xử lý công việc trong công ty, giúp thông tin trong nội bộ được truyền đi một c ách trơn tru, thuận tiện, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng tiếp nhận những nguồn thông tin cần thiết từ bên ngoài kịp thời, chính xác.

Thứ tư, các DNVVN cần có sự tìm hiểu kĩ càng về nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, những lợi ích mà vốn tín dụng ngân hàng mang lại, không nên có tâm lý e ngại đối với ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể đến ngân hàng thương mại để được nghe tư vấn, giới thiệu những sản phẩm phù hợp nhất với doanh nghiệp mình và cân nhắc nên sử dụng dịch vụ nào của ngân hàng để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh BIDV Thanh Hóa cũng như những định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới đây, chương 3 của khóa luận đã đưa ra những giải pháp cho chi nhánh cũng như những kiến nghị đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và các DNVVN nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh BIDV Thanh Hóa.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các DNVVN đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, với những giới hạn và khó khăn trong hoạt động của mình, các DNVVN rất cần nguồn tài trợ vốn ổn định, kịp thời, giúp doanh nghiệp có đủ vốn để hoạt động và đầu tu . Hiểu đuợc điều đó, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng luôn nỗ lực nâng cao chất luợng hoạt động cho vay các DNVVN, nhằm trợ giúp một cách tối uu và kịp thời nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có thể tăng truởng nhanh và bền vững.

Với khóa luận “Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa”, tác giả đã tích cực nghiên cứu những vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhu về chất luợng tín dụng ngân hàng đồi với các doanh nghiệp.

2. Từ hệ thống lý luận nêu trên, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng chất luợng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh BIDV Thanh Hóa, từ đó đua ra những đ nh gi về hoạt động này của chi nhánh: về những kết quả đã đạt đuợc, những tồn tại và nguyên nhân.

3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng, khóa luận đã đua ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần cùng hệ thống BIDV và các ngân hàng thuơng mại

Việt Nam có thể phát triển ổn định, bền vững và hội nhập cùng thị truờng quốc tế. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, song khóa luận sẽ không tránh khỏi còn những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đuợc sự góp ý từ phía quý thầy cô và các bạn đọc nhằm hoàn thiện bài viết hơn nữa cũng nhu tăng thêm kiến thức và vốn hiểu biết của bản thân. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng chủ biên: TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.

2. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Tài chính, Hà Nội .

3. Tô Ngọc Hung (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội 4. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. TS. Lê Thị Xuân (chủ biên), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp,

NXB dân trí, Hà Nội.

6. PGS.TS.Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ và ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Tạp chí Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, Tạp chí kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Đầu tu - Phát triển,... nhiều kỳ.

10. NHNN Việt Nam (2014), Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng, NXB Lao động, Hà Nội .

11. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

12. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

13. BIDV, Quy định số 4633/QĐ-BIDV ngày 30/06/2015 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của BIDV Thanh Hóa - 2014, 2015, 2016.

15. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 của chi nhánh VietcomBank và VietinBank Thanh Hóa.

16. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014, 2015, 2016.

17. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa khoá luận tốt nghiệp 116 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w