Khi hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập với nhau, lợi ích sau sáp nhập đạt được xét trên dài hạn có thể lớn hơn giá trị phép tính cộng tài sản của các bên lại. Có rất nhiều
xu hướng M&A trong ngành ngân hàng được hướng tới như:
Các ngân hàng trong nước sáp nhập với nhau để tạo thành quy mô lớn hơn là phổ
biến nhất, đặc biệt là trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống. Các ngân hàng có quy mô nhỏ hợp nhất với nhau để tăng khả năng thanh khoản, mở rộng quy mô và tiếp cận được với số lượng khách hàng lớn hơn. Thường thương vụ được diễn ra trong trường hợp các ngân hàng này đang gặp vấn đề về tài chính, tỷ lệ nợ xấu cao, có thể gây ảnh hưởng đến
hệ thống nên sẽ bị tái cơ cấu lại hoặc tự nguyện sáp nhập để tăng quy mô và nhận được sự trợ giúp của NHNN. Đối với trường hợp ngân hàng nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn,
đây là cơ hội để ngân hàng nhỏ nâng cao năng lực, tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh và ngân hàng lớn khai thác được hệ thống, phân khúc thị trường của ngân hàng nhỏ với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, hình thức này sẽ gặp khó khăn trong việc tích hợp hoạt động vì sự khác biệt khá nhiều trong cấu trúc vận hành, hệ thống thông tin quản lý ngân hàng.
Các ngân hàng trong nước tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để thực hiện các thương vụ mua bán cổ phần, góp vốn điều lệ. Đây cũng là một hình thức được NHNN ủng hộ và tạo điều kiện khi nới lỏng room cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 30% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng và giới hạn mức sở hữu tối đa 15%- 20% cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007. Việc hợp tác với một đối tác nước ngoài sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc tăng
vốn điều lệ cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển công nghệ thông tin ngân hàng.
Việc lựa chọn hình thức mua bán sáp nhập tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển, tình hình kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ dưới các yếu tố tác động của thị trường, chính sách của NHNN, Chính phủ. Trong tình hình ngành ngân hàng Việt Nam vẫn tiếp tục cơ cấu lại hệ thống để tăng khả năng cạnh tranh, tính lành mạnh, NHNN và Chính Phủ vẫn luôn tạo điều kiện để các thương vụ M&A được diễn ra tự nguyện, các ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu hiện nay như Đông Á Bank, GPBank, CBBank,... có thể là mục tiêu M&A của các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ, gặp khó khăn trong việc tăng vốn sẽ cần nhanh chóng tìm đối tác để M&A.
Sau mua bán sáp nhập, đặc biệt là với hình thức sáp nhập, hợp nhất, các NHTM sẽ gặp khá nhiều khó khăn trước khi đi vào hoạt động, tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân là do các ngân hàng nhỏ thường sẽ đem theo các vấn đề về tỷ lệ nợ xấu, tình hình nguồn vốn - tài sản bất ổn, khả năng thanh khoản,.. Như vậy sau khi sáp nhập hay hợp nhất, các NHTM sẽ tốn một khoản chi phí rất lớn ngoài thương vụ để giải quyết các vấn
đề trên. Để tránh trường hợp sau sáp nhập, các NHTM lại tiếp tục gặp khó khăn hơn nếu
không thể giải quyết được khó khăn và có thể dẫn tới bị “nhấn chìm”, NHNN và Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ NHTM trong việc xử lý nợ xấu và tăng khả năng thanh khoản tránh trường hợp ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống và khách hàng. Tuy NHNN cho phép các NHTM được bán các khoản nợ xấu cho VAMC hay được trích lập dự phòng rủi ro tăng lên nhiều, nhưng các NHTM vẫn phải thực hiện những biện pháp để tác động làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên thực tế chứ không phải chỉ là thao tác xử lý nợ trên sổ sách.
Các thương vụ M&A còn gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng M&A vẫn được Nhà nước ủng hộ để tăng quy mô, sức mạnh tài chính và cạnh tranh của các ngân hàng. Việc giảm bớt số lượng các ngân hàng, xây dựng các ngân hàng lớn mạnh hơn về quy mô sẽ hỗ trợ cho NHNN và Chính phủ trong việc quản lý, giám sát tình hình vi mô và vĩ mô trong ngành ngân hàng. Hơn nữa, nếu để những ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả tiếp tục hoạt động sẽ gây khó khăn cho hệ thống tập trung sức mạnh và dễ bị các Tổ chức tín dụng nước ngoài thôn tính trong tương lai.
Đối với các thương vụ M&A có đối tác là nước ngoài, NHNN sẽ giám sát và đặt ra các quy định tỷ lệ nhất định để kiểm soát, bên cạnh đó cũng hỗ trợ cho sự hợp tác
mô của các ngân hàng đồng thời tăng trưởng kinh tế cho đất nước trong thời kỳ hội nhập
kinh tế toàn cầu. Từ đó cũng mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam đưa sản phẩm, dịch
vụ vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.