I. Khái quát chương trình môn Giáo dục công dân và phần Công dân với kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân
3. Đề xuất các mức độ và phạm vi, khả năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy phần Công dân với kinh tế
3.1 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài “Công dân với sự phát triển kinh tế”
phát triển kinh tế”
* Sử dụng phương pháp trực quan để tìm hiểu phần khái niệm sản xuất của cải vật chất.
- Giáo viên đưa ra một số đồ vật ( hạt thóc, cái áo, hộp sữa….) và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trình bày quá trình tạo ra chúng, vai trò của chúng là gì.
- Mục đích giúp HS tìm hiểu khái niệm sản xuất của cải vật chất, thấy được vai trò của hoạt động sản xuất của cải vật chất đối với sự vận động và phát triển của xã hội.
* Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép tìm hiểu các yếu tố của quá trình sản xuất. - Mục đích: giúp học sinh nắm được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất; phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp.
Kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
GV tổ chức cho HS tiến hành thảo luận, chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và lấy ví dụ minh họa các vấn đề sau :
Nhóm 1 : Tìm hiểu yếu tố sức lao động.
Nhóm 2 : Tìm hiểu yếu tố đối tượng lao động. Nhóm 3 : Tìm hiểu yếu tố tư liệu lao động. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm mới: Quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất? Tại sao?
* Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học
- Mục đích: giúp học sinh nắm được hệ thống các nội dung cơ bản của bài học.
Sơ đồ tư duy trong dạy và học sẽ mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dạng thuộc lòng, học “vẹt”.
Hình 3: Sơ đồ tư duy bài công dân với sự phát triển kinh tế