Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài Hàng hóa tiền tệ thị trường

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 30 - 33)

I. Khái quát chương trình môn Giáo dục công dân và phần Công dân với kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân

3. Đề xuất các mức độ và phạm vi, khả năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy phần Công dân với kinh tế

3.2. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài Hàng hóa tiền tệ thị trường

thị trường

* Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) trong tìm hiểu khái niệm hàng hóa.

Giáo viên đưa ra tình huống, đặt câu hỏi, dành thời gian để học sinh suy nghĩ. Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp.

Tình huống: Nhà bác B nuôi được 100 con gà. Bác dự định sẽ đem biếu ông bà nội, ngoại 6 con; để 10 con để ăn tết; còn lại đem ra chợ bán để lấy

- Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi:

? Trong các dữ liệu trên theo em dữ liệu nào được coi là hàng hóa? Vì sao nó là hàng hóa?

? Một sản phẩm muốn trở thành hàng hóa phải có những điều kiện gì? - Học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ, thảo luận. Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp.

- Mục đích: phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề. Thời gian suy nghĩ cho phép học sinh phát triển câu trả lời, có thời gian suy nghĩ tốt, học sinh sẽ phát triển được những câu trả lời tốt, biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng nhóm.

HS hiểu được khái niệm hàng hóa. Phân biệt được đâu là hàng hóa, đâu không phải hàng hóa trong thực tiễn.

* Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tìm hiểu các chức năng của thị trường.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia. GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ. Nhóm 1: Tìm hiểu chức năng thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa? Ví dụ.

Nhóm 2: Tìm hiểu chức năng thông tin? Ví dụ.

Nhóm 3: Tìm hiểu chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng? Ví dụ.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

GV hình thành các nhóm mới có đủ thành viên của các nhóm chuyên gia, giao nhiệm vụ cho các nhóm mới:

+ Thị trường có những chức năng nào?

+ Học sinh xem clip và trả lời câu hỏi người nông dân trong clip đã thực hiện chức năng nào của thị trường?

- Mục đích: Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh; Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Học sinh hiểu được các chức năng của thị trường.

* Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học.

- Mục đích: giúp học sinh hệ thống toàn bộ nội dung của bài học; Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh; Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)