I. Khái quát chương trình môn Giáo dục công dân và phần Công dân với kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ
nhóm cặp đôi) để luyện tập phần khái niệm cung, cầu.
- HS thảo luận cặp đôi, rồi điền vào phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1. Chỉ ra đâu là cầu hàng hóa? (Tích vào ô trống bên cạnh) 1. Bạn A muốn mua một chiếc ô tô nhưng chưa có tiền
2. Bạn H vừa mua một quyển truyện giá 25.000đ
3. G được bố mẹ cho mỗi tháng 100.000đ để tiêu vặt. G muốn mua một chiếc ba lô giá 300.000đ. Bạn dự định sẽ mua chiếc ba lô sau 3 tháng nữa từ số tiền để dành mà bố mẹ cho.
4. K được học bổng 2.000.000đ. Các bạn trong lớp rủ K cùng mua giày giá 200.000đ để nhiều người cùng mua sẽ được giảm giá. Nhưng K không muốn mua.
Bài 2. Chỉ ra đâu là cung hàng hóa? (Tích vào ô trống bên cạnh)
1. Bác M là một nông dân trồng lúa. Mùa vụ này bác thu hoạch được 5 tạ thóc. Bác sử dụng số thóc như sau:
2 tạ mang ngay ra chợ bán với giá 500.000đ/ tạ để lấy tiền chi tiêu. 1 tạ để tiêu dùng cho gia đình.
2 tạ sẽ bán vào tháng sau với giá 500.000đ/tạ để lấy tiền nộp học cho con
2. Công ty B sản xuất được 1 tấn nguyên liệu đường mía. Nhưng giá nguyên liện này đang bấp bênh không ổn định, nên công ty không bán mà tích trữ trong kho đợi khi giá ổn định sẽ đem bán. 3. Nhà may C quyết định bán lỗ vốn 100 bộ quần áo đã lỗi mốt. - GV chữa phần phần bài tập thảo luận của học sinh.
Hoạt động 2.2. Quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa a, Nội dung của quan hệ cung - cầu.
- GV: Theo em quan hệ cung - cầu là quan hệ giữa ai với ai? Diễn ra ở đâu? Nhằm mục đích gì?
- HS trả lời.
- GV đưa ra sơ đồ yêu cầu học sinh khái quát thành nội dung quan hệ cung - cầu.
Hình 8: Sơ đồ quan hệ cung - cầu
- HS quan sát sơ đồ, tự khái quát thành nội dung quan hệ cung - cầu:
Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
* Phần biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu và vận dụng quan hệ cung - cầu giáo viên sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
GV tổ chức cho HS tiến hành thảo luận, chia lớp thành 3 nhóm, quy định chỗ ngồi cho các nhóm.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- GV giao nhiệm vụ của nhóm chuyên gia.
Nhóm chuyên gia 1: Tìm hiểu nội dung cung - cầu tác động lẫn nhau? Sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà sản xuất, kinh doanh?
Nhóm chuyên gia 2: Tìm hiểu nội dung cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường? Sự vận dụng quan hệ cung cầu của Nhà nước?
Nhóm chuyên gia 3: Tìm hiểu nội dung giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu? Sự vận dụng quan hệ cung - cầu của người tiêu dùng?
Sản phẩm của các nhóm: Sản phẩm nhóm 1:
Sản phẩm nhóm 2:
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Thành lập nhóm mảnh ghép có đầy đủ thành viên của các nhóm chuyên sâu. - Các thành viên nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày nội dung thảo luận, giải đáp các tắc mắc trong vòng 7 phút.
- Nhóm mảnh ghép hoàn thành các nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép: hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Quan hệ cung - cầu được thể hiện ở những nội dung nào?
………... ... 2. Nhà nước, người sản xuất và kinh doanh, người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung cầu như thế nào?... ……….. Nhiệm vụ mới của nhóm mảnh ghép: theo dõi clip và trả lời câu hỏi. Clip trên
HS các nhóm mảnh ghép thảo luận đưa ra đáp án. GV nhận xét, kết luận.
- Giáo viên tổng kết các nội dung đã thảo luận bằng sơ đồ tư duy. Biểu hiện nội dung qusn hệ cung - cầu:
+ Cung - cầu tác động lẫn nhau
+ Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. + Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
Hình 10: Sơ đồ phần vận dụng quan hệ cung - cầu
Sự vận dụng quan hệ cung - cầu: + Nhà nước
+ Nhà sản xuất, kinh doanh + Người tiêu dùng
4. Luyện tập củng cố
- Mục đích: HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời một số câu hỏi, bài tập. GV kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh về cung, cầu; nội dung quan hệ cung - cầu; sự vận dụng quan hệ cung - cầu.
- Nội dung: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
- Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu hỏi.
- Cách thức tiến hành: HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, với mỗi câu hỏi HS giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời.
5. Giao nhiệm vụ về nhà
- Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để lí giải một số quan điểm trong đời sống, biết áp dụng những gì đã học vào việc làm hàng ngày.
- Nội dung: Làm các bài tập sách giáo khoa và bài tập GV giao.
- Sản phẩm: kết quả làm bài tập của học sinh.
- Cách thức tiến hành:
HS làm bài tập trong sách giáo khoa.
Bài tập tình huống: Còn một tháng nữa là đến ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10. Dự báo năm nay cầu về thị trường hoa tươi tại Thành phố X tăng 30% so với năm ngoái.
Câu hỏi: Trước thông tin nghiên cứu thị trường trên, em hãy đóng vai nhà cung cấp hoa tươi để ra các phương án kinh doanh có lợi nhất?