Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 42 - 47)

I. Khái quát chương trình môn Giáo dục công dân và phần Công dân với kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân

3. Giáo án thực nghiệm

Tiết 9- Bài 5:CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I. MỤC TIÊU

- Nêu được khái niệm, mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Nêu được sự vận dụng quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

2. Về kĩ năng

Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một số loại sản phẩm hàng hóa ở địa phương.

3. Các năng lực cần phát triển

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác và giao tiếp; năng lực tự học.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội; năng lực điều chỉnh hành vi kinh tế; năng lực tự phát triển bản thân. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Phương pháp dạy học - Thuyết trình; - Đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

- Các kỹ thuật dạy học tích cực: kỹ thuật “mảnh ghép”. 2. Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm cung, cầu.

- Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Sự vận dụng quan hệ cung–cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tài liệu tham khảo. - Bảng tương tác. 2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách vở, đồ dùng học tập. - Các sản phẩm được giao. IV. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ ( GV cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm) 3. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS trước khi bắt đầu bài học. - Nội dung: Chơi trò chơi “Hãy chọn giá đúng”

- Sản phẩm: HS tích cực chơi chò chơi. - Cách thức tiến hành:

GV: Cho HS chơi trò chơi “Hãy chọn giá đúng” HS được chia thành 3 đội chơi.

GV đưa ra luật chơi.

HS các đội lần lượt được đưa ra giá của sản phẩm theo sự chỉ đạo của giáo viên.

Sản phẩm 1:

Sản phẩm 2:

Sản phẩm 4:

GV tổng kết đội chiến thắng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Mục đích: Trang bị những kiến thức cơ bản về cung, cầu; quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cho HS.

Phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; phát triển bản thân.

- Nội dung: Tìm hiểu khái niệm cung, cầu; mối quan hệ cung cầu; sự vận dụng quan hệ cung cầu.

- Sản phẩm: HS nêu được khái niệm cung, cầu; thấy được mối quan hệ cung cầu; sự vận dụng quan hệ cung cầu của Nhà nước, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm cung, cầu a. Khái niệm cầu

Em muốn mua những hàng hóa nào? Và có thể mua, sẵn sàng mua được những hàng hóa nào?

- HS nghe và nhận nhiệm vụ - Trả lời câu hỏi của giáo viên. Dẫn dắt đến khái niệm cầu.

- HS rút ra khái niệm cầu: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

- GV phân tích mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. + Thu nhập

+ Giá cả + Thị hiếu + Dân số + Kỳ vọng…

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)