Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 55 - 57)

I. Khái quát chương trình môn Giáo dục công dân và phần Công dân với kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân

4. Kết quả thực nghiệm

4.1. Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm.

Thông qua quá trình soạn giáo án và tiến hành làm thực nghiệm cho thấy:

Về nội dung:

- Hai giáo án tiến hành dạy cùng một bài. - Nội dung chính dựa trên sách giáo khoa.

Mục tiêu và cách sử dụng phương pháp dạy học tích cực:

- Mục tiêu: Cả hai giáo án chung một mục tiêu là học sinh phải hiểu và nắm chắc: Khái niệm cung, cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Sự vận dụng quan hệ cung - cầu.

+ Giáo án đối chứng dùng phương pháp dạy học truyền thống tức là chủ yếu là giáo viên giảng bài và giải thích cho học sinh; học sinh chép.

+ Giáo án thực nghiệm dùng các kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm tự giác hoạt động; tức là hoạt động của học sinh là chính còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Học sinh phải làm việc, suy nghĩ, thảo luận nhiều hơn.

Khi dạy học sinh theo phương pháp thực nghiệm sẽ gặp phải một số khó khăn:

+ Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị bài dạy.

+ Mất nhiều thời gian để học sinh và thảo luận và thuyết trình.

Nhận xét:

Qua bài thực nghiệm tôi thấy:

- Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, suy nghĩ và thảo luận.

- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học.

- Học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua chuỗi các hoạt động, biết vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của học sinh nhanh hơn.

Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau:

- Phương pháp dạy học tốn nhiều thời gian và công sức.

- Hoạt động thảo luận, thuyết trình của học sinh khó kiểm soát được chính xác thời gian.

4.2. Phân tích – đánh giá kết quả thực nghiệm

4.2.1. Bài kiểm tra Mục đích:

Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở mức độ nào: nhớ, hiểu và vận dụng.

Nội dung bài kiểm tra:

Đề bài: Cho tình huống: Nhà bạn H trồng rất nhiều bưởi Diễn. Đi học về thấy mẹ đang ngồi thẫn thờ trước mấy tải bưởi mới hái. H hỏi mẹ

Mẹ sao thế? Mẹ ốm à?

Mẹ: Không sao con à mẹ đang buồn vì mấy quả bưởi này đây. H: Sao mẹ lại buồn? Năm nay bưởi nhà mình được mùa mà! Mẹ: Chính vì nhà ai cũng được mùa nên mẹ mới buồn. H thắc mắc không hiểu vì sao lại như vậy?

Em hãy giúp H giải đáp thắc mắc đó?

Bài kiểm tra này được tiến hành trong 5 phút sau khi học xong bài học. HS làm ra giấy. GV thu bài về nhà chấm điểm.

4.2.2. Xử lí kết quả

Kết quả bài kiểm tra được đánh giá như sau:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)