Trường hợp 2:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 58 - 63)

Sử dụng giáo án thực nghiệm với những kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm tòi kiến thức, giáo viên chỉ hướng dẫn.

Lớp

số

Điểm 9– 10 Điểm 7– 8 Điểm 5 – 6 Điểm 0 – 4

SL % SL % SL % SL %

11 A1 30 6 20 19 63 5 17 0 0,00

11A2 32 6 19 20 62 6 19 0 0,00

Tổng số 62 9 19 39 63 11 18 0 0,00

Điểm 9-10 Điểm7-8 Điểm 5-6 Điểm 0-4 0 10 20 30 40 50 60 70

Biểu đồ biểu diễn kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng T ỉ l ệ%

Việc thực nghiệm được tiến hành với số lượng học sinh hạn chế và nội dung dùng thực nghiệm chưa nhiều. Tuy nhiên, những kết quả thu được chứng tỏ rằng sử dụng phương pháp dạy với các kỹ thuật dạy học tích cực phần công dân với kinh tế chương trình giáo dục công dân 11 sẽ kích thích được khả năng nhớ và hiểu bài của học sinh. Trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo cho học sinh, giúp các em tự lĩnh hội kiến thức mới. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, tập trung cao hơn đặc biệt các em không cảm thấy nhàm chán.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Việc giáo dục con người toàn diện luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.Vì vậy, ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho việc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với môn Giáo dục công dân việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực có nhiều ưu điểm để dạy cho học sinh phổ thông là điều cần thiết và cấp bách. Nhất là trong thời đại mới hiện nay, chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Để vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên phải cỏ sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, năng lực, kĩ năng, tư duy sáng tạo và năng lực phát triển bản thân cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.

Thông qua tìm hiểu nội dung phần công dân với kinh tế và nghiên cứu về kỹ thuật dạy tích cực tôi đã đưa ra đề xuất về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực với các mức độ: minh họa và tìm tòi.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định kết quả của việc dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định, dạy học phần công dân với kinh tế chương trình Giáo dục công dân 11 theo phương pháp dạy học tích cực có thể tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh hứng thú học, tích cực phát huy khả năng tư duy sáng tạo, phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh và giúp các em tự lĩnh hội kiến thức mới.

2. Kiến nghị.

Qua quá trình thực tiễn dạy bằng kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng tôi thấy:

Đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học hiện nay, phải có kiến thức sâu rộng. Có như vậy thì chất lượng giảng dạy mới được nâng cao. Hơn thế nữa các phương pháp dạy học tích cực không phải là vạn năng, không phải lúc nào cũng sử dụng được. Vì vậy trong khi dạy học người giáo viên cần kết hợp hài hoà với các phương pháp truyền thống.

Qua nghiên cứu thực hiện đề tài tôi tự thấy bản thân phải cố gắng học tập và trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa. Để có thể áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật dạy học tích cực vào công tác giảng dạy sau này của bản thân, góp một phần nhỏ bé nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đây tôi cũng mong Sở Giáo dục và đào tạo đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn nữa để từ đó giáo viên có thể tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức để áp dụng phù hợp các phương pháp giảng dạy.

Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp cũng như các chuyên gia để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Bảy (chủ biên) Đặng Xuân Điều - Nguyễn Thành Minh, Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

2. Vương Tất Đạt, Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân (dùng cho THPT), Nxb Đại học sư phạm Hà nội, 1994.

3. Đinh Văn Đức- Dương Thuý Nga (đồng chủ biên) Nguyễn Như Hải - Đào Thị Hà- Vũ Thị Thanh Nga, Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, 2009.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân, Sách giáo viên lớp 1 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân, Sách giáo khoa lớp 1 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011.

6. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin.

7. Trang web: http://admin.baolamdong.vn/kinhte/201903/n%C3%B4ng-d %C3%A2n-vung-s%C3%A2u-chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i- san-xu%E1%BA%A5t-mang-lai-hi%E1%BB%87u-qua-kinh-t%E1%BA %BF-2937616/

8. Trang web: https://www.hoinongdanninhbinh.org.vn/news/Nong-dan- SXKDG/Guong-nong-dan-ung-dung-cong-nghe-tien-tien-vao-san-xuat-cac- loai-hoa-1943/

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 Phạm Thị Hồng Nhung THPT Xuân Hòa Giảng dạy môn GDCD 2 Nguyễn Thị Hà THPT Xuân Hòa Giảng dạy môn GDCD

…….., ngày...tháng … năm 2020

Thủ trưởng đơn vị/ chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu)

……, ngày...tháng năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNGKIẾN CẤP CƠ SỞ KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Xuân Hòa, ngày...tháng 02 năm 2020

Tác giả sáng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Hồng Nhung

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần công dân với kinh tế môn giáo dục công dân 11 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)