6. Cấu trúc của luận văn
1.2.6. Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực ở Trường trung học
học phổ thông
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS có mục đích đó là phát triển năng lực hành động người học cần đạt, đó là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, có kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như tinh thần sẵn sàng hành động…Dựa trên các năng lực chung mà quá trình giáo dục ở phổ thông đều hướng tới để hình thành cho HS thì có các thành phần năng
lực chuyên biệt, năng lực của HS được hình thành phát triển thông qua các hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được để giải quyết các tình huống. Để hình thành và phát triển năng lực của HS, GV cần tổ chức dạy học trong đó tạo điều kiện để HS được vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, tăng cường việc học tập theo nhóm, cộng tác và chia sẻ. Theo Đỗ Đức Thái, dạy học phát triển năng lực bên cạnh những thuộc tính chung về dạy học cần lưu ý những đặc điểm dưới đây [18]:
+ Năng lực toán học không chỉ bao hàm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn có cả động cơ, thái độ, hứng thú trong và niềm tin trong học toán.
+ Nhấn mạnh đến kết quả đầu ra, dựa trên những gì người học làm được. Khuyến khích người học tìm tòi, khám phá tri thức toán học và vận dụng vào thực tiễn.
+ Nhấn mạnh đến cách học, yếu tố tự học của người học. GV là người hướng dẫn và thiết kế, HS cần phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết toán học của riêng mình.
+ Môi trường học tập theo kiểu tương tác tích cực.
+ Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ, thiết bị dạy học môn Toán. Dạy học theo hướng phát triển năng lực mang nhiều đặc điểm tạo ra cơ hội tăng cường các hoạt động; tăng cường tính thực tế, gắn với đời sống hiện thực, hỗ trợ học tập suốt đời; hỗ trợ việc phát huy thế mạnh cá nhân; quan tâm hơn đến những gì HS được học và học được. Dạy học nhằm phát triển theo năng lực, cho phép cá nhân hóa việc học, chú trọng vào kết quả đầu ra, tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả.
Đối với phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực thì một trong những yêu cầu bắt buộc đó là không chỉ chú ý tới mặt tích cực hóa hoạt động học tập của HS mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống thực, với hoạt động thực hành, thực tiễn. Do đó GV cần tăng cường
tổ chức hoạt động nhóm nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động của HS; Tạo một môi trường hỗ trợ học tập gắn với bối cảnh thực; đổi mới quan hệ GV- HS, khuyến khích HS phản ánh tư tưởng và hành động, khuyến khích giao tiếp theo hướng cộng tác; Tăng cường trách nhiệm học tập; Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, chia sẻ, trao đổi, tranh luận; Cung cấp đầy đủ cơ hội để HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo nhằm phát triển năng lực cá nhân, năng lực xã hội.
Theo Polya (1973), một GV toán chỉ dạy HS của mình giải quyết các vấn đề hoặc hoạt động thông thường, thì việc làm đó giống như giết chết sự quan tâm đến toán học của HS, hạn chế sự phát triển trí tuệ của họ và sẽ phí thời gian giảng dạy. Nhưng nếu GV làm tăng sự tò mò của HS thông qua GQVĐ từ thực tế để có được kiến thức và giúp họ giải quyết các vấn đề với những câu hỏi kích thích, thì qua đó GV đã cho HS các cảm giác thuộc về toán học, có sự hiểu biết và độc lập suy nghĩ [26].
Hội đồng GV toán quốc gia của Hoa Kỳ (NCTM, 1980) khuyến nghị GQVĐ là trọng tâm của việc dạy toán bởi vì nó bao gồm các kỹ năng và chức năng là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, nó có thể giúp mọi người thích ứng với những thay đổi và những vấn đề bất ngờ trong sự nghiệp và các khía cạnh khác trong cuộc sống của họ [23].
Frank K.Lester Jr. đã nêu 7 nguyên tắc giúp GV dạy học phát triển năng lực GQVĐ toán học của HS [22]:
(1) Nguyên tắc kéo dài sự tham gia: Để HS cải thiện khả năng GQVĐ toán học, họ phải tham gia vào các công việc có vấn đề một cách thường xuyên, trong một khoảng thời gian dài.
(2) Nguyên tắc đa dạng nhiệm vụ: HS sẽ cải thiện GQVĐ chỉ khi họ có cơ hội giải quyết nhiều loại nhiệm vụ có vấn đề.
(3) Nguyên tắc sự phức tạp: Có một sự tương tác giữa các khái niệm toán học và các quá trình (bao gồm cả các siêu nhận thức) được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó. Đó là: trải nghiệm, kỹ năng,
quy trình kiểm soát và nhận thức về tư duy của một người phát triển đồng thời với sự phát triển của sự hiểu biết về các khái niệm toán học. (Nguyên tắc này cho chúng ta biết rằng khả năng GQVĐ được phát triển tốt nhất khi nó diễn ra trong bối cảnh học các khái niệm toán học quan trọng).
(4) Nguyên tắc tổ chức có hệ thống: Hướng dẫn GQVĐ đặc biệt là hướng dẫn siêu nhận thức, có khả năng hiệu quả nhất khi được cung cấp một cách có tổ chức, có hệ thống dưới sự chỉ đạo của GV.
(5) Nguyên tắc nhiều vai trò của GV: Hướng dẫn GQVĐ nhấn mạnh sự phát triển các kỹ năng siêu nhận thức nên liên quan đến GV trong ba vai trò khác nhau, nhưng có liên quan: (i) như một người giám sát bên ngoài, (ii) với tư cách là người hướng dẫn nhận thức, siêu nhận thức của HS và (iii) mô hình của một người GQVĐ siêu nhận thức.
(6) Nguyên tắc tương tác nhóm: Sự sắp xếp tiêu chuẩn cho các hoạt động giảng dạy trong lớp là cho HS làm việc theo nhóm nhỏ (thường là nhóm 3 hoặc 4). Làm việc nhóm nhỏ đặc biệt thích hợp cho các hoạt động liên quan đến nội dung mới (ví dụ: chủ đề toán học mới, chiến lược GQVĐ mới) hoặc khi trọng tâm của hoạt động là quá trình GQVĐ (ví dụ: lập kế hoạch, ra quyết định, đánh giá tiến trình) hoặc khám phá những ý tưởng toán học.
(7) Nguyên tắc đánh giá: Kế hoạch giảng dạy của GV nên bao gồm sự chú ý về cách đánh giá hiệu suất của HS. Để HS bị thuyết phục về tầm quan trọng của loại hành vi mà chương trình GQVĐ thúc đẩy, cần sử dụng tốt các kỹ thuật đánh giá, khen thưởng cho các hành vi đó. Qua nghiên cứu lý luận, cho thấy phát triển năng lực GQVĐ toán học của HS là một nội dung rất quan trọng và phải thường xuyên xuất hiện trong tất cả các hoạt động dạy học của GV. Để phát triển được năng lực GQVĐ toán học của HS, chúng tôi đề xuất trong việc dạy học của GV cần lưu ý:
+ Các nhiệm vụ GQVĐ toán học được đưa ra một cách đa dạng, HS được thực hiện nhiều hơn những nhiệm vụ không quen thuộc và các nhiệm vụ gắn với đời sống thực tiễn.
+ Tăng cường sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV.
+ Có kĩ năng hướng dẫn HS GQVĐ như: GV chỉ cung cấp đủ thông tin cần thiết làm nền tảng của vấn đề để HS phải GQVĐ; Khuyến khích HS thực hiện nhiều giải pháp GQVĐ; Đặt câu hỏi phù hợp và chia sẻ trong quá trình HS GQVĐ; Can thiệp kịp thời và vừa đủ để HS tự GQVĐ.
Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ được coi như một trong những năng lực cần được hình thành, bồi dưỡng phát triển, ý tưởng này được coi như nấc thang cao của hệ thống giáo dục tích cực. Nó cũng rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của thực tiễn nước ta, là xây dựng những con người biết GQVĐ trong cuộc sống, được giáo dục và đào tạo có khả năng đặt ra và GQVĐ, phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực đang là động lực của sự phát triển bền vững và nhanh chóng của đất nước.