Yêu cầu dạy học chủ đề “PPTĐ trong mặt phẳng” cho HS THPT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 40 - 42)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Yêu cầu dạy học chủ đề “PPTĐ trong mặt phẳng” cho HS THPT

a) Về kiến thức: Trong chương này HS cần nắm vững các kiến thức sau:

- Hiểu VTPT, VTCP của đường thẳng.

- Hiểu cách viết PTTQ, PTTS của đường thẳng.

- Hiểu được điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc với nhau.

- Biết công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng; góc giữa hai đường thẳng.

- Biết điều kiện để hai điểm nằm cùng phía hay khác phía với một đường thẳng.

- Hiểu được cách viết phương trình đường tròn. - Biết định nghĩa elip.

- Biết phương trình chính tắc, hình dạng của elip.

b) Về kỹ năng: Để HS vận dụng tốt các kiến thức chúng ta cần quan tâm

rèn luyện cho HS các kĩ năng sau:

- Viết được PTTQ, PTTS của đường thẳng đi qua 1 điểm và có phương cho trước hoặc đi qua 2 điểm cho trước.

- Tìm được tọa độ của VTPT nếu biết tọa độ của véctơ chỉ phương của một đường thẳng và ngược lại.

- Biết chuyển đổi PTTQ, PTTS của đường thẳng.

- Sử dụng được công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

- Tính được số đo của góc giữa hai đường thẳng.

- Viết được phương trình đường tròn biết tâm và bán kính. Xác định được tâm và bán kính đường tròn khi biết phương trình đường tròn.

- Viết được phương trình tiếp tuyến với đường tròn trong các trường hợp: Biết tọa độ của tiếp điểm (tiếp tuyến tại một điểm nằm trên đường tròn); biết viết phương trình tiếp tuyến đi qua 1 điểm nằm ngoài đường tròn.

- Từ phương trình chính tắc của elip: x y 2 a2 b2  1. (a  b  0)

xác định được độ dài trục lớn, trục nhỏ, tiêu cự, tâm sai của elip; xác định được tọa độ các tiêu điểm, giao điểm của elip với các trục tọa độ.

- Viết được phương trình chính tắc của elip khi cho các yếu tố xác định elip đó.

c) Về phương pháp: Chương “PPTĐ trong mặt phẳng” nằm trong chương trình hình học 10. Nếu GV dạy học nội dung của chương này theo phương pháp truyền đạt kiến thức như truyền thống sẽ gây nên sự nhàm chán đối với những HS nhận thức được; còn đối với HS yếu kém sẽ khó nhớ nội dung kiến thức vì trong chương có rất nhiều công thức, các dạng phương trình. Nhưng nếu GV thực hiện dạy học chương “PPTĐ trong mặt phẳng” bằng “tương tự hóa” – một thao tác rất cơ bản của tư duy, GV sẽ giúp HS chủ động GQVĐ và chiếm lĩnh nội dung kiến thức, đồng thời HS thấy được những điểm tương tự, những điểm khác so với kiến thức đã học giúp các em ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Khi phân tích yếu tố đã biết và yếu tố chưa biết cho HS thì “tương tự hóa”, “quy lạ về quen” là những động tác được thực hiện trước khi làm cho HS thấy rõ hướng giải quyết trong kiểu dạy học theo định hướng phát triển năng lực GQVĐ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 40 - 42)

w