Lịch sử hình thành và phát triển của điều kiện giao dịch chung

Một phần của tài liệu Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam (Trang 61 - 65)

5 Không phải là mẫu hợp đồng hướng dẫn cách thức soạn thảo nội dung các điều khoản của hợp đồng

2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của điều kiện giao dịch chung

Trước cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX, đặc điểm chung của nền kinh tế thời kỳ n y l một nền kinh tế đơn giản, nhỏ lẻ, manh mún, dựa trên lao động ch n tay l chủ yếu, h ng h a chưa nhiều, số lượng khách h ng ít, quy mô thị trường cũng nhỏ bé, các giao dịch thương mại diễn ra chưa sôi động, vì thế m người mua v người bán chủ yếu trực tiếp đ m phán các điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết, vị thế giữa các bên chưa c sự chênh lệch nhau nhiều, vì vậy, dường như ĐKGDC chưa được các doanh nghiệp chú ý.

Các điều khoản do một bên soạn sẵn đã xuất hiện khá sớm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Theo tập quán kinh doanh ng nh bảo hiểm, người bảo hiểm

đơn phương đưa ra các điều khoản, điều kiện bảo hiểm để người được bảo hiểm lựa chọn v xác định trách nhiệm của người bảo hiểm. Trải qua một quá trình thực tế l u d i đối mặt với việc xử lý các rủi ro, hậu quả của n v các tranh chấp phát sinh, các điều khoản bảo hiểm ng y c ng được ho n thiện v được các DN H trên thế

giới áp dụng6[16].

Cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế kỷ XIX gắn liền với sự ra đời của động cơ v d y chuyền sản xuất h ng loạt đã l m thay đổi căn bản các điều kiện kinh tế, thay thế cho nền kinh tế đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên lao động chân tay, sản xuất h ng h a, cung cấp dịch vụ h ng loạt, liên tục với vô số các khách h ng. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho các kênh đ o giao thông v đường sắt phát triển đã thúc đẩy các hoạt động giao thương ng y c ng trở nên nhộn nhịp. Trong bối cảnh như vậy thì nhu cầu soạn thảo các hợp đồng trong sản xuất v cung ứng dịch vụ mang tính h ng loạt với quy mô ng y c ng lớn, phục vụ cho nhiều khách h ng khác nhau đã được các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ lựa chọn. Lúc đầu chủ yếu l các doanh nghiệp bảo hiểm, tín dụng, vận tải, sau hầu hết các doanh nghiệp đều đặt ra những quy tắc bán h ng thống nhất áp dụng cho các khách h ng m mình giao kết hợp đồng. Với số lượng khách h ng đông, mỗi doanh nghiệp thường cung cấp các dịch vụ đồng nhất, theo những điều kiện đã được soạn sẵn chuyển cho khách h ng. Đ y l phương pháp để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức khi giao dịch nhiều lần với nhiều khách h ng khác nhau. Điều n y cũng tạo uy tín và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các khách hàng. Sự xuất hiện của nền sản xuất và cung cấp hàng hoá đại trà (mass production) với các giao dịch được lặp đi lặp lại đã thúc đẩy các nh sản xuất, kinh doanh dịch vụ loại bỏ các rủi ro trong quá trình kinh doanh bằng việc tự đúc rút kinh nghiệm của những lần giao dịch lặp lại đ , tạo ra một loại hợp

6Năm 1779, Lloyd s đã ban h nh mẫu đơn bảo hiểm h ng hải Lloyd s S.G Form (The Ship and Goods Form for Marine Insuarance Policy), kèm theo đ l một số các điều khoản để giải thích thêm cho mẫu đơn S.G. for Marine Insuarance Policy), kèm theo đ l một số các điều khoản để giải thích thêm cho mẫu đơn S.G. Mẫu đơn n y đã được nhiều nước thừa nhận và sử dụng như l mẫu đơn tiêu chuẩn cho ngành bảo hiểm [16, tr 186]. Sau này, Viện những người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU) soạn thảo những tập quán quốc tế thông dụng ICC 1963 được các quốc gia thống nhất sử dụng kèm với mẫu đơn S.G. Năm 1982, ILU đã sửa đổi lại các nội dung và cách thức thực hiện các điều khoản này cho phù hợp với tình hình mới với tên gọi l ICC 1982. Cho đến ng y nay, các điều kiện bảo hiểm của ICC 1982 vẫn được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng v trở th nh tập quán quốc tế thông dụng. [16, tr188].

đồng mới được soạn thảo bởi các doanh nghiệp với những ĐKGDC được soạn sẵn, sau đ được sử dụng trong mọi giao dịch cho cùng một loại hàng hóa và dịch vụ. Việc sử dụng rộng rãi các điều khoản soạn sẵn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch, đ m phán v cho phép họ xử lý giao dịch “h ng loạt”. Nhờ vậy, việc sử dụng ĐKGDC giúp giảm giá h ng h a, gia tăng lợi ích chung cho xã hội, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro nhờ sử dụng các ĐKDGC đ [48].

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ĐKGDC được sử dụng phổ biến trong giai đoạn công nghiệp hóa của thế kỷ 19 [44], [45], [50], [52], [59] đáp ứng cho nhu cầu của một nền kinh tế sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa mang tính hàng loạt. Có những lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ số lượng khách h ng lên đến h ng ng n người, các nhà sản xuất và nhà cung ứng dịch vụ không thể gặp trực tiếp từng khách hàng để trao đổi, đ m phán v hướng dẫn lại từ đầu được. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động, các giao dịch được lặp đi lặp lại nhiều lần giữa một chủ thể với cùng một đối tượng như nhau nhưng lại ký kết với nhiều chủ thể khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đáp ứng dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, công sức, các doanh nghiệp thường hướng tới việc soạn thảo trước các ĐKGDC. Do đ , vấn đề tiêu chuẩn hóa các điều khoản của hợp đồng được đặt ra là một yêu cầu tất yếu v lẽ đương nhiên, bên n o soạn thảo ra các ĐKGDC thì bên đ sẽ chiếm ưu thế trong hợp đồng. Chính vì vậy ĐKGDC c xu hướng được soạn thảo có lợi cho bên soạn thảo ra n , hậu quả l một bên trong quan hệ hợp đồng không được thỏa thuận về các điều khoản mà mình sẽ chấp nhận ký kết, thậm chí họ sẽ phải chịu thiệt thòi khi phải chấp nhận tất cả các ĐKGDC nếu muốn giao kết hợp đồng với bên soạn thảo. Hơn nữa, bên không soạn thảo các ĐKGDC thường là những cá nh n hoặc doanh nghiệp nhỏ có vị trí đ m phán thấp hơn, chỉ có quyền tự do trong việc quyết định có tham gia giao dịch hay không, ít khi được đ m phán sửa đổi các điều khoản của hợp đồng, điển hình là các hợp đồng cung cấp điện, nước, xăng, dầu, mạng internet, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... trong khi bên soạn thảo ĐKGDC lại c lợi thế về sức mạnh thị trường, sự độc quyền đối với sản phẩm h ng h a, dịch vụ. Theo Kessler, hợp đồng được tạo ra bởi doanh nghiệp là bên có sức mạnh đ m phán hơn trong hợp đồng. Bên yếu thế trong hợp

đồng do cần sử dụng hàng hóa, dịch vụ, thường không có khả năng đ m phán điều khoản tốt hơn. Vì vậy, bên yếu thế trong hợp đồng chỉ có thể “take it or leave it”, lựa chọn ký kết hợp đồng để sử dụng hàng hóa, dịch vụ, hoặc không ký kết và không sử dụng hàng hóa, dịch vụ. [50]

Ở Việt Nam, trong thời kỳ quản lý kinh tế kế hoạch h a tập trung, quyền tự do hợp đồng không được tôn trọng đã l m cho nền kinh tế chậm phát triển, chỉ một số ít các hợp đồng nhằm thực hiện kế hoạch h a của Nh nước, tất yếu không thể c tự do hợp đồng v như vậy không thể xác lập nên các quan hệ hợp đồng, do đ , các giao dịch về h ng h a cũng ít, mọi hàng hóa, dịch vụ đều do các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tập thể sản xuất, kinh doanh và phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ tiêu kế hoạch do Nh nước quy định. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có những doanh nghiệp có số lượng khách h ng lên đến hàng ngàn, doanh nghiệp không đủ nhân lực để đ m phán riêng lẻ với từng khách hàng, họ hướng tới việc soạn thảo sẵn những điều khoản ổn định, lâu dài, áp dụng chung cho hàng loạt khách hàng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình giao dịch với khách h ng v ĐKGDC l giải pháp phù hợp nhất. Thời gian đầu, ĐKGDC chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước sử dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ mang tính đồng loạt như điện, nước… Những năm gần đ y, nhận thức được vai trò của ĐKGDC, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, việc sử dụng ĐKGDC ở Việt Nam ngày càng phổ biến ở nhiều lĩnh vực xây dựng, bảo hiểm, ng n h ng, bưu chính, viễn thông, truyền hình cáp, internet...

Theo PGS.TS. Nguyễn Như Phát, ĐKGDC được các luật gia phương t y mô tả l đứa con của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19. Với việc xuất hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang tính hàng loạt và liên tục cho vô số các khách hàng, thực tế n y đã đặt ra vấn đề “tiêu chuẩn hoá” các điều khoản của các hợp đồng mua bán. Trong bối cảnh đ , trong những năm gần đ y, các doanh nghiệp, trước tiên là bảo hiểm, giao thông, tín dụng rồi sau đ l các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ đều thiết lập cho mình những quy tắc bán hàng thống nhất, áp dụng chung trong các giao dịch với khách hàng của mình. Ng y nay,

trong hầu hết các hợp đồng song vụ, ĐKGDC đều được áp dụng. Việc sử dụng ĐKGDC được áp dụng chung cho mọi khách h ng, trước tiên vì mục tiêu hợp lý hoá việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường. Qua đ , bên bán v bên mua đều có thể “tiết kiệm” được thời gian, sức lực trong đ m phán v thoả thuận. Xa hơn nữa và thực tiễn đã thừa nhận là, thông qua việc thiết lập các quy tắc bán hàng thống nhất, các nhà cung cấp cùng với các hiệp hội nghề nghiệp của mình đã phát triển nhiều loại hợp đồng cụ thể mà nhà làm luật chưa hề biết tới. [27, tr43]

Từ những ph n tích trên đi đến kết luận ĐKGDC được hình th nh từ rất sớm v đang ng y c ng được sử dụng rộng rãi như l một công cụ pháp lý của các doanh nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực v to n cầu, các giao dịch kinh doanh dịch vụ, thương mại ng y c ng đa dạng thì việc ban h nh v áp dụng ĐKGDC trong hợp đồng để bảo đảm cho việc giao kết v thực hiện hợp đồng một cách nhanh ch ng, hiệu quả luôn được các doanh nghiệp chú trọng.

Một phần của tài liệu Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)