Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Nhân tố khách quan:

+ Đi

kiệ n tự nhi ên, điề u kiệ n kin h tế xã hội 17

Điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng đến công tác quy hoạch chợ, đến vị trí được lựa chọn để xây dựng chợ. Nó có ý nghĩa trong việc xác định địa điểm như: địa hình, không gian, vị trí địa lý đảm bảo sự thuận tiện về giao thông, về nguồn cung cấp hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ.

Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, đã có rất nhiều thay đổi về mọi mặt, đặc biệt đổi thay về địa danh, địa giới, tổ chức hành chính.

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”.

Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng của mỗi địa phương không đồng bộ, cũng làm giảm hiệu quả của việc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn gia tăng dân số, chậm hơn mở rộng không gian đô thị. Diện tích đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông, năng lượng,... đều lạc hậu, chắp vá, được đầu tư phát triển chậm hơn, nên không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trường, làm ô nhiễm môi trường đô thị.

Khi quyết định đô thị hóa từ làng xã Thành phường, thường chưa xem xét đầy đủ đến tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất. Tổ chức không gian đô thị và thiết kế8- xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém v.v... đang là nguyên nhân sâu xa của suy thoái môi trường đô thị.

Quy hoạch phát triển công nghiệp không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Đô thị hóa và mở rộng đô thị đã làm cho nhiều nhà máy và các khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại ô Thành phố, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc, các nguồn nước thải ô nhiễm của công nghiệp đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng

Thực phẩm là các sản phẩm rất nhạy cảm, có thời gian sử dụng nhất định, do đó nó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố tự nhiên. Khi môi trường tự nhiên thuận lợi thì việc bảo quản, chế biến thực phẩm sẽ dễ dàng hơn, ngược lại nếu điều kiện tự nhiên xấu đi thì sẽ làm cho thực phẩm khó bảo quản và chế biến hơn dẫn đến tình trạng mất VSATTP gia tăng nhiều hơn.

Trong thời gian gần đây, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã làm cho môi trường tự nhiên đã ngày càng xấu đi: thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường không ngừng gia tăng khắp nơi. Sự biến đổi khó lường của thời tiết, sự ô nhiễm môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật độc hại phát triển và gây bệnh. Đây cũng là 1 trong những nguy cơ gây mất VSATTP.

Điều kiện tự nhiên phức tạp, chợ được hình thành ở nhiều nơi với nhiều tập quán khác nhau, không có quy hoạch hợp lý,…gây khó khăn cho việc đi lại, kiểm soát, xây dựng các ban quản lý về VSATTP trong kinh doanh ở chợ.

Trong khi môi trường tự nhiên luôn thay đổi không ngừng, sự ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát, mức độ ngày càng xấu đi, thì với nguồn lực hạn chế và cơ sở vật chất còn kém sẽ là cho công tác VSATTP gặp nhiều khó khăn.

+ Đội ngũ tiểu thương tại các chợ

Đối với các nhà kinh doanh thực phẩm trong chợ thì vấn đề hiểu biết về mặt hàng kinh doanh, đạo đức trong kinh doanh rất quan trọng. Hiện nay, một số nhà kinh doanh do không hiểu biết đã vô tình tiếp tay cho các loại thực phẩm không đảm bảo VSATTP, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ chạy theo lợi nhuận đã xem nhẹ trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng, cố tình bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, bán hàng kém chất lượng, sử dụng những hóa chất ngoài danh mục để kéo dài độ tươi của sản phẩm hoặc phẩm màu gây bắt mắt, thay đổi nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Đáng báo động là hiện nay các hình thức vi phạm ngày càng tinh vi hơn, điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho QLNN về VSATTP.

Các tiểu thương buôn bán tại các khu chợ truyền thống ở Hà Nội đang tìm mọi cách để chống lại sự tấn công của các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi và những hình thức kinh doanh kiểu phương Tây. Chủ cửa hàng tại các chợ truyền thống đã tìm đến mạng xã hội, xây dựng trang web và thử bán hàng trực tiếp cho các nhà hàng khi họ vấp phải sự cạnh tranh từ những phương thức bán lẻ kiểu mới. + Nhận thức, kiến thức tiêu dùng của người dân.

Đây là một nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác QLNN về VSATTP ở chợ.

Trình độ hiểu biết nhận thức của người dân Hà Nội về VSATTP vẫn còn chưa cao, thói quen sử dụng thực phẩm lạc hậu, không có kiến thức tiêu dùng, cộng với thái độ chủ quan trong việc lựa chọn các mặt hàng thực phẩm, nghiễm nhiên sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn phổ biến. Cộng với nhịp độ cuộc sống đô thị hóa nhanh chóng, người dân Hà Nội không có nhiều thời gian quan tâm đến chất lượng của các loại thực phẩm mà họ lựa chọn. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ người dân có thái độ thờ ơ, xem nhẹ, hầu như không để ý đến các khuyến cáo về VSATTP.

Chính sự kém hiểu biết này của người dân đã tạo điều kiện cho các vụ vi phạm VSATTP gia tăng, gây khó khăn cho công tác QLNN về VSATTP tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nếu người tiêu dùng biết tự mình lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh; sẵn sàng tẩy chay hàng hóa kém chất lượng; thông báo,

kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những trường hợp nghi ngờ vi phạm về VSATTP cần để kịp thời xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thì công tác QLNN về VSATTP sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

+ Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của trung ương

Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của trung ương có tính chất quản lý, định hướng đối với công tác phát triển và quản lý chợ tại Hà Nội. Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ, thuận tiện thì có những tác động tích cực, thuận lợi đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ cấp địa phương.

- Nhân tố chủ quan

+ Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật

Nhóm nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại địa bàn thành phố Hà Nội. Bằng hệ thống cơ chế, chính sách sẽ tác động tới các hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, mua bán trao đổi tại các chợ. Một hệ thống văn bản đầy đủ rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát được thuận lợi. Hệ thống văn bản chính sách hoàn thiện đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ.

+Năng lực của các nguồn cung cấp thực phẩm trong nước, chất lượng quản lý xuất nhập khẩu.

Do kĩ thuật sản xuất lạc hậu, thiếu sự đầu tư, sự yếu kém trong khâu tổ chức, quản lý cũng như quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm trong nước…dẫn đến năng lực của các nguồn cung ứng trong nước còn hạn chế, cung không đủ cầu, hệ quả tất yếu là việc nhập khẩu ồ ạt các loại thực phẩm không qua kiểm soát qua các cửa khẩu, nhập lậu qua biên giới, chủ yếu là Trung Quốc. Việc nhập khẩu, nhập lậu không kiểm soát diễn ra từ lâu, song năng lực của cơ quan quản lý xuất nhập khẩu không thể đáp ứng kịp, dẫn đến thực trạng nguồn hàng kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP vẫn được tuồn về các chợ. Chất lượng thực phẩm nhập khẩu đã gây ra sự bức xúc, bất bình trong dư luận, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu được làm giả một cách trắng trợn như rượu pha cồn công nghiệp, trứng gà giả là từ vôi tôi, mực làm từ cao su…Sự nhập khẩu ồ ạt, thiếu kiểm soát của các mặt hành thực phẩm chính là một trong những nguyên nhân đã gây ra khó khăn không nhỏ cho QLNN về VSATTP.

+ Các nguồn lực cho công tác VSATTP tại các chợ.

Để công tác QLNN về VSATTP diễn ra hiệu quả cao thì vấn đề nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn. Chỉ khi có nguồn lực tốt thì mới tạo được điều kiện thuận lợi cho việc

thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại các chợ về vấn đề VSATTP, ngược lại nếu nguồn lực yếu kém sẽ đem lại kết quả không tốt.

Nguồn lực cho công tác QLNN về VSATTP hiện nay ở thành phố Hà Nội đang còn thiếu và yếu. Xét về nguồn nhân lực thì còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn; các nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Việc quản lý về VSATTP tại các chợ ở Hà Nội cần phải được kiểm tra thường xuyên do đó đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại, để đảm bảo tính nhanh chóng và chính xác. Chính nguồn kinh phí còn có hạn hẹp, nguồn nhân lực không đủ trình độ, năng lực đã làm cho công tác QLNN về VSATTP gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w