Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 51 - 55)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội” em đã cố gắng tìm hiểu tài

liệu, tiếp cận thông tin, nghiên cứu các vấn đề trên cơ sở giới hạn các phạm vi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, các đề xuất cho việc thực thi quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các cơ chế, chính sách của nhà nước. Nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên em chỉ nêu được các thực trạng, đề xuất về cơ chế quản lý, chính sách và thực thi quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn. Tuy nhiên để nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước, cần đi sâu nghiên cứu về mô hình chuyển đổi chợ, phát triển chợ, quản lý hàng thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng để đảm bảo VSATTP trong kinh doanh. Qua đó có thể đưa ra được các đề xuất về cơ chế, chính sách cụ thể hơn.

KẾT LUẬN

Cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa của người dân cũng không ngừng gia tăng, kéo theo sự phát triển của các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, để đáp ứng, phục vụ các nhu cầu thiết yếu, đa dạng của người dân, việc tồn tại chợ dân sinh ở mỗi địa phương là cần thiết. Chợ dân sinh là một trong những thành phần chính, kết nối nền kinh tế đô thị và nông thôn; các khu vực ngoại thành là những nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống, rau và hoa quả và các sản phẩm nông nghiệp khác cho nội thành thông qua hệ thống các chợ dân sinh, tạo mối liên kết, lưu thông hàng hóa giữa khu vực nội và ngoại thành.

Thực tế cho thấy nhu cầu thực phẩm tăng cao, sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm ngày càng phát triển, việc QLNN đối với VSATTP tại các chợ truyền thống còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ các cơ quan QLNN mà còn đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với mục đích nghiên cứu chung là tăng cường hiệu quả QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, em đã thực hiện một số công việc cụ thể sau:

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ khái niệm, công cụ QLNN về VSATTP, khóa luận làm rõ nội dung QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phân tích thực trạng QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân thực trạng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những hạn chế còn tồn tại, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VSATTP tại các chợ truyền thống trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra một số đề xuất đối với cấp quản lý, hiệp hội, hiệp đoàn có liên quan. Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu có liên quan đến nhiều vấn đề quản lý và đặc biệt là những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện.

Bên cạnh sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Hương Giang và các tổ chức, ban ngành đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Văn Anh (2017), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Th.P Hồ Chí Minh.

2. Mai Hữu Khuê (2003), Lý luận quản lý nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3.Bùi Thị Hồng Nương (2019), Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

1.Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại, Khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại.

5.Nguyễn Hồng Quân (2017), Quản lý về an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

6. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Khoa Kinh tế - Luật,

Đại học Thương Mại.

7.Các báo cáo về tình hình kinh tế của Sở Công Thương thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021.

8.Nghị định 15/2018/NĐ- CP: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm”.

9.Nghị định 79/2008/NĐ-CP: “Quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm”.

10. Quốc hội khóa XII (2010), "Luật An toàn thực phẩm", Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w