Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 26)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh

sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

2.1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Việt Nam là một trong các quốc gia ở Đông Nam Á sớm có chợ. Hệ thống chợ ở Việt Nam được hình thành, tồn tại và phát triển khắp các vùng trong cả nước. Từ thế kỷ thứ 15 đến 17 đã có nhiều đô thị tập trung nhiều chợ giao thương buôn bán tấp nập như Kinh kỳ Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài, Hội An ở Đàng Trong được các nhà truyền giáo ghi chép lại. Trong thời hiện đại có nhiều chợ đã trở thành địa danh lịch sử của truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, là biểu tượng của một địa phương như chợ Bến Thành của thành phố Hồ Chí Minh. Sau năm 1975 cả nước thống nhất, hệ thống chợ ở Việt Nam tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển để trở thành một kênh lưu thông phân phối hàng hóa sản xuất quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển. Ngoài lợi ích kinh tế, chợ Việt Nam còn mang đậm nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc như chợ Viềng Nam Định, chợ Hàng Hải Phòng, chợ Tình Mộc Châu Sơn La, chợ Tình Sa Pa, chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 454 chợ. Thời gian qua, dù đã thúc đẩy chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ nhưng mới chỉ chuyển đổi được 167 chợ, đạt tỷ lệ 36,8%; còn 33 chợ chưa phân hạng; 57 chợ chưa được phê duyệt phương án giá dịch vụ chợ... Hầu hết các chợ trên địa bàn, nhất là chợ ở khu vực ngoại thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Một số địa bàn của các địa phương chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, dẫn đến phát sinh chợ cóc, chợ tạm, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, khó kiểm soát chất lượng hàng hóa... Công tác quản lý và phát triển chợ, triển khai quy hoạch xây dựng chợ tại các quận, huyện còn chậm và chưa đồng bộ. Mặc dù, thành phố đã phê duyệt các kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, song một số địa phương chưa tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, dẫn đến khiếu kiện kéo dài làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng thu ngân sách của thành phố.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w