6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.1. Một số thành công trong quản lý
Trong những năm qua, các chính sách QLNN đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
- Vấn đề đảm bảo VSATTP đã được thành phố, các sở ban ngành và nhất là dư luận xã hội quan tâm. Khung pháp lý cho công tác quản lý chất lượng, VSATTP đối với thực phẩm từng bước được hoàn thiện.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành… được soạn thảo và ban hành giúp cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP đạt kết quả tốt hơn.
- Việc ban hành các văn bản liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
được hoàn thiện và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng.
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội là văn bản cao nhất. Luật vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Quốc Hội thông qua ngày 7/6/2010 và bắt đầu có hiệu lực 1/7/2011 đây là bước ngoặt quan trọng thể hiện sự quyết tâm của đảng và nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP đã bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng. Treo băng rôn khẩu hiệu, cấp tài liệu, kế hoạch, tờ tơi,... cho các xã/phường trong quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những công tác đó đã phần nào tác động đến hiệu quả nhận thức của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt các phong chào hưởng ứng tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố diễn ra ngày càng nhiều vào thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. - Công tác kiểm nghiệm, thanh tra, kiểm tra ngày càng được chú trọng, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất và con người sẵn có. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm đã có những hiệu quả nhất định qua nhiều vụ vi phạm được phát hiện và xử lý nghiêm khắc đã phần nào hạn chế việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Với việc xử lý nghiêm khắc các vụ vi phạm đó làm cho các hộ sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được hoàn thiện, lực lượng cho công tác thanh tra ngày càng đông, các thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm ngày càng hiện đại.
-Có sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban thanh tra liên ngành đã thực hiện hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. Ngăn ngừa kịp thời nhiều loại thực phẩm kém chất lượng sắp được tung ra thị trường. Chính quyền tại các
quận huyện cũng phối hợp rất chặt chẽ với nhau để trở thành những mắt xích quan trọng trong việc ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng xuất hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
-Đầu tư xã hội, chủ yếu từ ngân sách nhà nước cho kiểm soát chất lượng VSATTP tăng dần. Số lượng doanh nghiệp, HTX chợ không ngừng phát triển ở địa phương. Tuy gặp không ít khó khăn nhưng các doanh nghiệp, HTX chợ đã chứng tỏ được những ưu thế của mình so với mô hình tổ chức quản lý chợ cũ: năng động hơn, có khả năng huy động
được nhiều nguồn lực, có điều kiện khai thác nguồn hàng, tạo được nhiều công ăn việc làm,...
Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác xã tham gia kinh doanh quản lý chợ cũng là tín hiệu tích cực cùng với đó việc đào tạo cán bộ quản lý chợ cũng được chú trọng hơn trước trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ.