Công tác thanh tra, kiểm tra về việc xử lý vi phạm về VSATTP

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra về việc xử lý vi phạm về VSATTP

Kiểm tra, giám sát thể hiện quyền lực của nhà nước, và là một chức năng của quản lý nhà nước. là một tác động tích cực nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm, để thực hiện đúng các quy định của luật pháp.

Kiểm tra là để đánh giá thực trạng, đánh giá về chất lượng ATTP của một số mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện và cảnh bảo các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến ATTP. Thông qua việc kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm và xem xét các hồ sơ liên quan từ đó tiến hành đánh giá công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp trong việc quản lý và cấp các giấy tờ liên quan đến ATTP.

Công tác thanh tra kiểm tra nước ta còn nhiều hạn chế, do thiếu người, thiếu những trang thiết bị hiện đại. Việc xử lý vi phạm về VSATTP còn quá nhẹ, mang tính hình thức, chưa có tác động mạnh vào tình hình sản xuất, kinh doanh ở các chợ. Hiện nay chưa có một quy định rõ nào về xử phạt vi phạm hành chính hay hình sự đối với hành vivi phạm VSATTP mà chỉ có một số quy định về xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm thực vật, thủy sản. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý về VSATTP.

Năm 2018, Ban chỉ đạo công tác ATTP đã được kiện toàn và đi vào hoạt động, đồng thời hoạt động thanh kiểm tra liên ngành về ATTP các cấp cũng được đẩy mạnh. Năm 2021, tỷ lệ đoàn kiểm tra liên ngành tăng lên, cho thấy sự phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan, ban ngành có hiệu quả.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra được xây dựng dựa vào chủ đề của từng năm như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, các lễ hội xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm , Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố… trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh việc tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra thì chất lượng các cuộc thanh, kiểm tra cũng được coi trọng, các cơ quan chức năng đã có sự phối hợp tốt với nhau, nhiều sai phạm về ATTP trên địa bàn quận đã được phát hiện. Số lượng cơ sở sai phạm từ năm 2018 đến tháng 6/2021 giảm đáng kể. Thực trạng này cũng phản ánh hiệu quả công tác tuyên truyền về ATTP, ý thức của các cơ sở về tuân thủ các quy định ATTP đã có chiều hướng tốt.

Đi đôi với việc tăng cường số lượng kiểm tra thì chất lượng của công tác kiểm tra, giám sát cũng được đánh giá cao. Thể hiện sự phối hợp của các bạn ngành khác nhau trong công tác thanh kiểm tra, thời gian, kết quả của công tác kiểm tra.

Điều tra, xử lý, khắc phục những vấn đề về an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng bởi vì nếu thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần kiểm soát, giảm thiểu những thiệt hại do mất an toàn thực phẩm gây ra, đồng thời có những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời những hành vi phạm theo quy định của pháp luật. Các cơ quan chuyên môn như Ngành Y tế luôn duy trì hệ thống giám sát và xử lý ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trên địa bàn quận đồng thời tích cực triển khai các biện pháp phòng chống ngộ độc TP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và kết quả cho thấy công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện khá tốt, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các loại dịch lây lan qua thực phẩm, không có những bức xúc lớn liên quan đến vấn đề thực phẩm. Người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm được nâng cao kiến thức về việc cung ứng và sử dụng thực phẩm an toàn.

Công tác xử lý vi phạm về ATTP của một số quận, huyện chưa thực sự quyết liệt, mang tính hình thức, vì thế cơ sở dễ tái phạm; nguyên nhân do mối quan hệ làng xóm – họ hàng giữa thành viên đoàn kiểm tra với người địa phương. Việc xử lý vi phạm ATTP

ở tuyến phường còn hạn chế, chủ yếu là nhắc nhở vì thế chưa có tính răn đe, cơ sở dễ tái phạm. Chính vì vậy việc xử lý vi phạm cần phải quyết liệt và dứt khoát hơn.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch, tổ Covid-19 cộng đồng phường đều có mặt tại chợ làm nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch; đồng thời yêu cầu tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại ngõ nhỏ bày bán hàng hóa đúng nơi quy định, không lấn chiếm đường, ngõ. Do có lực lượng công an tuần tra, cắm chốt liên tục nên không có tình trạng lấn chiếm hè, đường để bán hàng, công tác phòng dịch cũng nghiêm ngặt hơn. Những trường hợp không đeo khẩu trang, không sát khuẩn tay, kiên quyết không cho vào chợ, đồng thời báo cho chính quyền xử lý.

Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra phiếu đi chợ của người dân và kiên quyết không đồng ý với người mượn phiếu hoặc phiếu sai ngày chẵn, lẻ. Có thể thấy, bên cạnh việc quản lý chặt chợ dân sinh, các địa phương đang tiếp tục kiểm soát, xử lý nghiêm những vi phạm về thực hiện giãn cách. Kết quả của những nỗ lực nói trên, cùng với sự đồng thuận, tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch của người dân, giúp chúng ta duy trì tốt kết quả phòng, chống dịch, tiến tới khống chế, đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh.2.3.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w