Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1. Hạn chế

- Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên việc đưa các văn bản vào thực tế còn nhiều hạn chế. Có thể thấy các văn bản, các kế hoạch, chiến lược đến thực tế thực hiện đang còn một khoảng cách khá lớn. Các văn bản về vấn đề VSATTP tuy nhiều nhưng thiếu tính thiết thực, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản lạc hậu không còn phù hợp với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Nhiều văn bản ban hành thì khó hiểu đối với các cán bộ thực thi và người tiêu dùng nên hiệu quả trong công tác phòng, chống VSATTP chưa cao. Nhiệm vụ giữa các ngành, bộ trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trồng chéo, ví dụ giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Cụ thể: điểm a Khoản 3 Điều 43 Pháp lệnh VSATTP quy định “Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 16 Nghị định 163/2004/NĐ-CP lại quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP đối với thực phẩm có nguy cơ cao như thịt và các sản phẩm từ thịt, các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay là các cơ quan y tế nhà nước được Bộ Y tế phân cấp.

Việc ban hành các văn bản còn nhiều vấn đề tồn tại trong đó gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về VSATTP trong cả nước cũng như trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn.

-Công tác giáo dục tuyên truyền về ATTP tại các chợ vẫn chưa thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm; nội dung tuyên truyền chưa phong phú, trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền chưa cao

nên nhận thức của người dân về VSATTP chưa cao. Việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về VSATTP không mấy hiệu quả do các văn bản về VSATTP nhiều nhưng chồng chéo, nhiều văn bản lạc hậu không phù hợp với tình hình hiện nay. Mặt khác các văn bản còn nhiều hạn chế, khó hiểu, khó thực hiện, đối với các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm còn quá ít chỉ 1-2 lần/năm, hầu như chỉ diễn ra đối với các tháng vì hành động bảo vệ VSATTP, thường vào mùa mưa trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và dịp tết Nguyên Đán, tết cổ truyền của dân tộc nên việc phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của người trực tiếp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm về VSATTP còn thấp do hầu hết những người tiêu dùng, kinh doanh tại các chợ xuất thân từ nông dân. Dẫn đến hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP chưa cao.

Việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức, làm qua loa để đấy, những văn bản, bài viết để tuyên truyền chưa có kế hoạch tổng thể, đa phần là do yêu cầu của tình hình thực tế, hay khi có dịch bệnh xảy ra hoặc hưởng ứng tháng vì hành động giữ gìn vệ sinh thực phẩm theo sự chỉ đạo của thành phố. Việc tuyên truyền kiến thức VSATTP cho cộng đồng chủ yếu bằng phương tiện đại chúng như đài phát thanh địa phương, xã phường, thị trấn. Đa số các hộ kinh doanh và người tiêu dùng chưa được tham gia tập huấn về cách sản xuất, chế biến thực phẩm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những kiến thức họ nhận được thông qua sách báo, ti vi, nhiều hơn do chính địa phương mình phổ biến. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền giáo dục gặp nhiều khó khăn, hậu quả là những vụ vi phạm về VSATTP vẫn nhiều, người bán hàng vẫn tiếp diễn vi phạm VSATTP do sự nhận thức về các điều kiện để đảm bảo VSATTP yếu.

-Việc phối hợp giữa các phòng ban quản lý về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội còn lỏng lẻo, các cơ sở chưa có sự phối hợp quản lý gây nên sự chồng chéo cho quản lý. Công tác VSATTP chưa được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa đồng bộ, cùng một phòng ban tại địa phương nhưng có thể chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều sở ban ngành thành phố dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố.

-Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý tuy đã tăng lên nhưng trong những năm gần đây số lần thanh tra như vậy chưa đủ trong điều kiện diễn biến vấn đề VSATTP trên địa bàn chợ thành phố Hà Nội. Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã tăng lên trong những năm

gần đây nhưng số lần thanh tra như vậy chưa đủ trong điều kiện để giải quyết vấn đề VSATTP hiện nay trên địa bàn thành phố.

Hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP chưa hình thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa được tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, chưa đảm bảo thực thi năng lực nhiệm vụ do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố.

Việc xử lý của các cấp, ngành đối với vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm còn nhẹ, chưa đi về mặt tài chính nhiều, thiếu tính răn đe, cùng 1 hành vi vi phạm nhưng mức xử lý không thống nhất giữa các văn bản, đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng, cơ quan quản lý về VSATTP không đủ thẩm quyền yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh. Do vậy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh tại các chợ vẫn vi phạm về VSATTP nhiều và phổ biến. Do vậy nhiều ý kiến cho rằng để đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về VSATTP cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thanh tra, xử lý nặng tay đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và cần có phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành liên quan đến vấn đề này.

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung còn nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, nó đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của đảng và nhà nước trong việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về VSATTP

2.3.2.2. Nguyên nhân cơ bản

- Nguyên nhân khách quan

+Do dân số tăng nhanh làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm tăng, trong khi đó việc cung cấp các loại thực phẩm đảm bảo VSATTP còn hạn chế, dẫn đến nhiều người bán hàng vì lợi ích trước mắt nên họ bất chấp những thủ đoạn về VSATTP gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Hơn nữa cũng do tâm lý người tiêu dùng Việt Nam là thích rẻ, nên họ vẫn thường xuyên mua các loại thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo chất lượng an toàn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP.

+Cơ sở hạ tầng tại các chợ chủ yếu vẫn còn thô sơ, lạc hậu theo mô hình truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, hơn nữa quy mô các chợ còn nhỏ lẻ hoạt động rời rạc điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+Nhận thức của người dân về VSATTP còn nhiều hạn chế, đa số người dân không biết về các văn bản, các kiến thức liên quan đến vấn đề VSATTP, do đó gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP.

- Nguyên nhân chủ quan

+Do nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, kinh phí thấp dẫn đến không hiệu quả, quản lý không cao:

Về đội ngũ dành cho công tác chuyên môn về VSATTP còn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo nâng cao chuyên môn. Việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội tiến hành trong khi đơn vị này thiếu trầm trọng những người có đủ trình độ để đảm nhận.

Về các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP còn lạc hậu, thiếu thốn nhất là tại các quận/huyện, xã/phường của thành phố gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm VSATTP nhất là đối với các sản phẩm tinh vi đòi hỏi các loại máy móc hiện đại để phát hiện các độc tố trong thực phẩm.

Đi đôi với tăng cường số lần kiểm tra, thanh tra thì chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra cũng được đánh giá cao. Thể hiện sự phối hợp của các ban ngành khác nhau trong công tác thanh kiểm tra; sự phối hợp trong quá trình kiểm tra; thời gian, kết quả của công tác kiểm tra. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra mỏng, thiếu những trang thiết bị hiện đại để phát hiện ra các loại hàng hoá chứa độc tố, các cơ sở chế biến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức gian lận trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hơn nữa, hình thức xử lý vi phạm nhẹ, chỉ mang tính răn đe, mức xử phạt về tài chính còn thấp nên chưa phát huy được hiệu quả cao trong hoạt động thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.

Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra hàng năm trên địa bàn thành phố đang phản ánh thực trạng càng kiểm tra nhiều thì phát hiện sai phạm càng nhiều. Hàng năm, có nhiều cơ sở cũ không tiếp tục sản xuất kinh doanh và nhiều cơ sở mới tham gia hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các cơ sở thực hiện sang tên, đổi chủ; chuyển đổi, bổ sung ngành nghề, mặt hàng sản xuất, kinh doanh... hơn nữa việc quản lý các cơ sở gặp khó khăn và thường diễn ra chậm. Do đó, khi tăng cường công tác kiểm tra, mở rộng số lượng, phạm vi kiểm tra sẽ phát hiện nhiều sai phạm hơn, đặc biệt đối với các cơ sở nhỏ lẻ và mới phát sinh.

+ Do chưa kiểm soát chặt chẽ từ gốc (sản xuất, chế biến và bảo quản), ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng chưa có những vùng cung cấp thực phẩm sạch nhiều, công tác quản lý nhà nước về VSATTP mới chỉ quản lý ở phần ngọn tức là ở các khâu phân phối, mua bán và tiêu dùng. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP tại thành phố Hà Nội cũng như trong cả nước gặp nhiều khó khăn.

+Thời gian triển khai chương trình VSATTP trên địa bàn thành phố cũng như trong cả nước là quá ngắn, mới chỉ có 10 năm để quản lý một vấn đề quá lớn. Do vậy, kinh

nghiệm của các nhà quản lý về VSATTP chưa sâu, khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Chương 3: Giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3.1. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm chỉ đạo thực thi chính sách, biện pháp QLNN đảm bảo đáp ứng yêu cầu VSATTP tại các chợ truyền thống.

Thành phố ban hành chủ trương cụ thể nhằm tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn thành phố cũng như các quận, thành phố như sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: Các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị phải chú trọng đến việc quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mọi người dân có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn và có nghĩa vụ bảo đảm an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm là trách nhiệm và uy tín của từng đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thường xuyên chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hai là, nâng cao năng lực và chất lượng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Chú trọng việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả các chính sách và pháp luật về an toàn thực phẩm. Sớm ban hành chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm đến năm 2020 và đẩy nhanh việc hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm và các quy chuẩn về an toàn thực phẩm; nghiên cứu phát hiện, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các quy định liên quan cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế; phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương.

Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ba là, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về hành vi an toàn thực phẩm, đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn thực phẩm Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật An toàn thực phẩm thông qua các hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí từng đối tượng, từng vùng, nhất là người dân sống ở các khu vực nông thôn, miền núi. Phát động phong trào rộng khắp và duy trì việc thực hiện các tiêu trí về an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tạo sự chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Ban cán sự đảng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có chương trình tổng thể tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi an toàn thực phẩm trong cộng đồng.

Các tổ chức xã hội, các hiệp hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chủ động tham gia tư vấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w