Cây gai xanh – Boehmeria nivea (L.) Gaud là loại thực vật tự nhiên rất phổ biến tại nhiều nước Châu Á. Người Trung Quốc, Nhật Bản đã biết sử dụng cây gai xanh làm sợi từ rất lâu đời. Các nước như Guatemala, Brazil và Nam Mỹ đã nghiên cứu khả năng tận dụng nguồn lá gai giàu protein làm thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng lá gai cho chăn nuôi trâu bò, cừu, lợn là hoàn toàn khả thi cho dù là hình thức lá tươi hay dạng bột.
Năm 2011, G.Contò và cộng sự đã đánh giá về mức độ dinh dưỡng và thành phần hóa học của lá và ngọn cây lá Gai, là những phần không được sử dụng cho quá trình sản xuất sợi, phát hiện trong khối lượng khô của mẫu lá Gai có chứa protein thô với hàm lượng 17,00 ± 1,52% ở lá, 15,25 ± 0,77% ở ngọn và 11,79 ± 3,32% tính trên toàn bộ cây. Phát hiện này góp phần mở ra những hướng phát triển mới, tránh lãng phí những sản phẩm truyền thống của cây gai xanh [24].
Năm 2012, Heejeong Lee và cộng sự đã nghiên cứu tối ưu hóa công thức bánh mỳ có sử dụng bột lá Gai và thời gian bảo quản của bánh mỳ với sự phơi nhiễm với tia gamma. Sự khác nhau về lượng bột lá Gai tạo ra sự khác biệt về mùi vị, hình thức, màu sắc, độ ẩm và chất lượng nói chung của sản phẩm bánh mỳ. Trong quá trình bảo quản, những mẫu 11 bánh mỳ có bột lá Gai sau khi chiếu tia gamma cho thấy sự phát triển của tế bào vi sinh vật thấp hơn. Những thông tin mới phát hiện về mặt thực phẩm và dược phẩm
cho thấy cây gai xanh có nhiều tiềm năng hơn so với việc khai thác lấy sợi truyền thống [47].
Những nghiên cứu này cho thấy cây gai xanh có tiềm năm phát triển theo nhiều hướng, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt may, công nghệ thức ăn chăn nuôi, phục vụ nghiên cứu cơ bản và phát triển dược liệu, thực phẩm và thực phẩm chức năng.