Nghiên cứu khả năng kháng nấm của bột lá ga

Một phần của tài liệu KHTN DATN ẢNH HƯỞNG bột lá GAI (BOEHMERIA NIVEA (l) GAUD) đến KHẢ NĂNG CHỐNG OXY hóa và ức CHẾ VI SINH vật có hại TRONG hệ TIÊU hóa (Trang 49 - 51)

- Kiểm tra phương pháp định lượng vitami nC trong mẫu bằng HPLC

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Nghiên cứu khả năng kháng nấm của bột lá ga

Nấm mốc và nấm men là một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng thực phẩm trong thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hiện nay, nấm mốc và nấm men gây hư hỏng thực phẩm thường được kiểm soát bằng cách sử dụng các chất bảo quản. Tuy nhiên, các tác nhân này thường ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, trong những năm gần đây sự quan tâm trong việc sử dụng các thực phẩm chứa hợp chất tự nhiên có khả năng kháng được các tác nhân gây hại ngày càng gia tăng. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng kháng hai chủng nấm gây bệnh trong thực phẩm, kết quả thu được ở Hình 3.9 và Bảng 3.3.

Hình 3.9 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng nấm của bột lá gai với A.flavus và C.albicans

Bảng 3.7 Đường kính vòng kháng nấm của bột lá gai

Nồng độ

Đường kính kháng nấm của bột lá gai (mm)

A.flavus C.albicans

100 μg/ml 16a ± 0,32 9,93b ± 0,29

10 μg/ml 13,9a ± 0,4 0

1 μg/ml 10,3a ± 0,3 0

Qua bảng 3.3 cho thấy bột lá gai đều có khả năng kháng cả hai loài nấm thử nghiệm với vòng kháng từ 9,93 – 16 mm. Ở chủng A.flavus bột lá gai kháng mạnh với đường kính kháng từ 10,3 – 16 mm. Còn đối với chủng

C.albicans bột lá gai chỉ kháng ở nồng độ 100 μg/ml với đường kính kháng là 9,93 mm.

Nhiều nghiên cứu trước đây như Antara Sen (2004), Phạm Ngọc Khôi (2016) nghiên cứu về chiết xuất từ lá xoan, rễ cây mướp gai chứa hàm lượng chlorogenic có khả năng kháng nấm như A.flavus và C.albicans. Antara Sen và cộng sự (2004) dịch chiết từ lá xoan kháng chủng A. flavus

có vòng kháng khuẩn 8mm ở nồng độ 80mg/ml [14]. Trong khi đó Phạm Ngọc Khôi cùng cộng sự (2016) dịch chiết từ rễ cây mướp gai có khả năng kháng nấm C.albicans với vòng kháng khuẩn là 11,7 mm ở nồng độ 60mg/ml [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hoạt tính kháng nấm của bột lá gai kháng mạnh đối với hai chủng trên.

Vách tế bào của nấm gồm hai lớp, bên ngoài giàu mannoprotein và lớp bên trong giàu β-glucan, chitin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hình thái tế bào, độ cứng của tế bào, sự trao đổi chất, trao đổi ion, tương tác hoặc đề kháng các tác nhân gây hại nên rất ít nhóm hợp chất có thể tác động [32]. Tuy nhiên, các hợp chất flavonoid, polyphenol, tinin như acid chlorogenic là những hợp chất có khả năng ức chế nấm, với cơ chế tương tác với sterol màng tế bào (Ergosterol trong nấm) tạo thành các kênh xuyên màng, làm thay đổi tính thấm của màng dẫn đến sự mất các acid hữu cơ,

nucleotide và các protein của màng bị phá hủy khiến nấm bị ức chế không thể phát triển [36].

Như vậy có thể thấy, bột lá gai là một nguồn nguyên liệu tiềm năng, giúp mở ra một hướng đi mới trong việc ứng dụng vào thực phẩm chức năng và bảo quản thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu KHTN DATN ẢNH HƯỞNG bột lá GAI (BOEHMERIA NIVEA (l) GAUD) đến KHẢ NĂNG CHỐNG OXY hóa và ức CHẾ VI SINH vật có hại TRONG hệ TIÊU hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w