CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KHTN DATN ẢNH HƯỞNG bột lá GAI (BOEHMERIA NIVEA (l) GAUD) đến KHẢ NĂNG CHỐNG OXY hóa và ức CHẾ VI SINH vật có hại TRONG hệ TIÊU hóa (Trang 52 - 53)

- Kiểm tra phương pháp định lượng vitami nC trong mẫu bằng HPLC

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

1. Bột lá gai có chứa hàm lượng dinh dưỡng vitamin C với hàm lượng là 54,13 mg và vitamin K là 0,41 mg.

2. Hàm lượng chlorogenic acid trong bột lá gai là 75,84 mg. 3. Bột lá gai có khả năng chống oxy hóa.

4. Khả năng kháng khuẩn của bột lá gai với 4 chủng vi khuẩn như E.coli, S.typhi, S.aureus, P.aeruginosa khi ở nồng độ 10 g/ml đều có xuất hiện vòng kháng khuẩn với đường kính vòng kháng từ 8 – 17,9 mm, tuy nhiên ở nồng độ 1 g/ml bột lá gai không có khả năng kháng chủng E.coli, nhưng kháng đối với S.typhi, S.aureus, P.aeruginosa với đường kính vòng kháng khuẩn từ 5,4 – 11,9 mm. Và ở nồng độ thấp hơn hầu như bột lá gai không có khả năng kháng khuẩn.

5. Khả năng kháng nấm của bột lá gai với 2 chủng nấm A.flavus và C.albicans khi ở nồng độ 100 μg/ml với đường kính vòng kháng từ 9,93 - 16

Hình 3.50 Kết quả khả năng ảnh hưởng bột lá gai đến sự phát triển của Bacillus clausii

mm, ở nồng độ là 10 μg/ml và 1 μg/ml bột lá gai chỉ kháng nấm A.flavus với đường kính vòng kháng là 10,3 – 13,9 mm.

6. Bột lá gai không ức chế được lợi khuẩn Bacillus clausii có lợi trong hệ tiêu hóa.

4.2 Kiến nghị

Trong phạm vi thực hiện, do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên tôi vẫn chưa thể mở rộng cũng như phát triển hết đề tài. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Nghiên cứu thêm các hàm lượng chất dinh dưỡng có trong bột lá gai. - Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của bột lá gai đến các chủng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh.

Một phần của tài liệu KHTN DATN ẢNH HƯỞNG bột lá GAI (BOEHMERIA NIVEA (l) GAUD) đến KHẢ NĂNG CHỐNG OXY hóa và ức CHẾ VI SINH vật có hại TRONG hệ TIÊU hóa (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w