- Nối J1, đo biên độ sóng ra Tính tỉ số biên độ sóng ra khi có tải (VOUT có nối J1) và khi không có tải (VOUT không nối J1).
1. Điều chế biên độ 1 Các sóng điều biên
1.2.1. Mạch điều biên dùng diode
Là một phần tử phi tuyến nên diode có thể được sử dụng để tạo sóng điều biên AM. Diode có thể hoạt động ở một trong hai chế độ làm việc: chế độ A hoặc chế độ AB, B, C.
- Khi diode hoạt động ở chế độ A (hình 10.3), dòng qua diode có góc mở θ =180°, điện
áp 1 chiều E0 tạo phân cực thuận cho diode. Chọn điểm làm việc gần điểm uốn của đặc tuyến I-V.
Nếu tổng các tín hiệu vào nhỏ hơn E0 thì mạch làm việc ở chế độ A. Có thể khai triển dòng iD trên
diode chảy qua trở tải RL theo chuỗi Taylor quanh điểm làm việc:
Nếu đường cong I-V là bậc 2 thì tín hiệu ra trên trở tải đúng là tín hiệu điều biên (tần số ωc
và ωc ± ωm). Còn trong các trường hợp chung, phải dùng bộ lọc thông dải để lấy ra các thành phần
của tín hiệu AM mong muốn đó. Các thành phần hài bậc cao còn lại sẽ gây nên méo phi tuyến.
Hình 10.3. Mạch điều biên AM dùng diode chế độ A
ngược cho diode. Dòng qua diode lúc này với góc mở θ<180°. Nếu biên độ tín hiệu vào đủ lớn thì có thể coi đặc tuyến I-V là một đường gấp khúc như hình vẽ chỉ ra. Nếu chọn điểm làm việc sâu trong vùng cấm của diode thì dòng qua diode là các xung. Triển khai theo chuỗi Fourier sẽ có các thành phần tần số của sóng trên trở tải: thành phần 1 chiều, các thành phần tín hiệu điều biên đơn tần và các hài bậc cao. Dùng bộ lọc thông dải ta có thể tách ra được tín hiệu điều biên (tần số
ωc và ωc ± ωm).
Hình 10.4. Mạch điều biên AM dùng diode chế độ C