- Nối J1, đo biên độ sóng ra Tính tỉ số biên độ sóng ra khi có tải (VOUT có nối J1) và khi không có tải (VOUT không nối J1).
2. Điều chế góc
2.1. Sóng điều tần và điều pha
Giữa tần số ω và góc pha ψ của một dao động có mối quan hệ:
Điều tần và điều pha là quá trình làm cho tần số hoặc pha tức thời của sóng mang biến thiên theo dạng sóng điều chế (tin tức). Với sóng mang là điều hoà (hình sin):
Trong trường hợp sóng điều chế là đơn tần: vm = Vm cosωmt thì khi điều chế tần số hoặc
điều chế pha, thì tần số hoặc pha của sóng mang sẽ biến thiên tỉ lệ với sóng điều chế:
Ở đây kf và kp là các hệ số tỷ lệ, ωc gọi là tần số trung tâm của tín hiệu điều tần.
Khi điều chế tần số thì góc pha đầu không đổi, do đó φ(t) = φo. Khi lấy tích phân, ta nhận
được biểu thức của dao động điều tần vsf :
Tương tự như vậy, biểu thức của dao động điều pha vsp tìm được bằng cách thay φ(t)
trong (11) bởi giá trị trong (14b) và cho ω=ωc = const ta được:
Đặt kfVm = ∆ωm gọi là lượng di tần cực đại. (13a)
kpVm = ∆ϕm gọi là lượng di pha cực đại. (13b)
Khi đó các biểu thức (12) trên được viết lại như sau:
ω(t) =ωc +∆ωmcosωmt (14a)
Một dạng của sóng điều tần cho trên hình 10.13 sau.
Hình 10.13. Dạng tín hiệu điều tần
Lượng di pha đạt được khi điều pha:
∆ϕ= ∆ϕm cosωmt (17)
Tương ứng với lượng di pha ta có lượng di tần:
và lượng di tần cực đại đạt được khi điều pha:
Theo công thức (12a), lượng di tần cực đại đạt được khi điều tân:
∆ωm = kfVm (19b)
So sánh (19a) với (19b) ta nhận thấy rằng: điểm khác nhau cơ bản giữa điều tần và điều pha là lượng di tần cực đại khi điều pha tỉ lệ cả với biên độ điều chế và tần số điều chế, còn lượng di tần cực đại do điều tần chỉ tỉ lệ với biên độ điều chế. Vì vậy từ mạch điều chế pha có thể lấy ra tín hiệu điều chế tần số, nếu trước khi đưa vào điều chế, tín hiệu điều chế được đưa qua một mạch tích phân (hình 10.14a). Ngược lại có thể lấy ra tín hiệu điều chế pha từ một mạch điều chế tần số, nếu tín hiệu điều chế được đưa qua một mạch vi phân trước khi đưa vào bộ điều chế (hình 10.14b).
Hình 10.14. Minh hoạ quan hệ giữa tín hiệu điều tần và tín hiệu điều pha. Sơ đồ khối mạch điều chế tần số thông qua điều chế pha (a);