huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam- tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay. Thời điểm đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ba Bể trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng. Đến ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Bể được chuyển về trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho đến nay.
Tên doanh nghiệp: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Huyện Ba Bể Bắc Kạn
Mã số thuế: 0100686174-646
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Huyện Ba Bể
Địa chỉ: Tiểu Khu 7, Thị trấn Chợ Rã, Huyện Ba Bể, Bắc Kạn
a. Giới thiệu ngành nghề kinh doanh
Agribank giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế Việt Nam - quốc gia có đến 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu. Agribank tập trung vào lĩnh vực truyền thống, sở trường đó là nông nghiệp, nông thôn, và các lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính phủ, khẳng định vai trò tiên phong của định chế tài chính trong cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn, với dư nợ cho vay lĩnh vực này chiếm 73%/tổng dư nợ của Agribank đầu tư cho nền kinh tế. Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.
* Huy động vốn:
- Nghiệp vụ huy động tiền gửi: +Tiền gửi tiết kiệm
+ Tiền gửi thanh toán
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nươc ngoài - Vay vốn NHNN
* Nghiệp vụ tín dụng:
Tín dụng có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: + Theo thời gian: gồm có tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn. + Theo đối tượng vay: tín dụng nông nghiệp, công nghiệp, công ích, cá nhân. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết trả thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán. Cách cho vay như vậy gọi là tín dụng bảo lãnh.
- Nghiệp vụ trung gian: Trong hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng được coi là các nghiệp vụ bên thứ ba bên cạnh nghiệp vụ có và nghiệp vụ nợ. Thông thường ngân hàng cung cấp các dịch vụ trung gian như:
+ Thanh toán, ngoại hối, vàng bạc đá quý, nhờ thu, cho thuê tài chính, SMS Banking...
+ Nhận uỷ thác, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh mỹ nghệ, in-thương mại ký gửi...
Bảng 2.1. Tình hình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
Nhìn chung, tổng dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm trong năm 2017 tăng 45.277 triệu đồng tăng khá nhiều so với năm 2016, do trong năm 2017 ngân hàng thực
hiện chính sách cho vay ưu đãi với người nông dân để đẩy mạnh sản xuất vì vậy tổng dư nợ năm 2017 tăng khá mạnh. Đến năm 2018 tổng dư nợ là 235.654 triệu đồng tăng 28.607 triêu đồng so với năm 2017, do trong năm 2018 ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện
chương trình ưu đãi cho vay và đặc biệt trong năm 2018 tình hình nông nghiệp của huyện cũng khá phát triển vì vậy mà người dân cần vốn để sản xuất cho vay
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Ba Bể, nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Đối tượng khách hàng tại
chi nhánh đa số là nông dân, nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay theo đối tượng cá nhân
là chính và chiếm tỷ trọng lớn. Mục tiêu của chi nhánh là phát triển nông thôn của địa phương, cam kết chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay nông
nghiệp, nông thôn, quan tâm đến việc đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay, để hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
b. Mô hình tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức ngân hàng Agribank Ba Bể - Bắc Cạn
Các phòng ban thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi Nhánh huyện Ba Bể.
* Ban giám đốc
- Xây dựng các chỉ tiêu kế toán tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp hành quy định về an toán kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
* Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng (huy động vốn, cho vay, bảo hiểm,...); công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
* Phòng dịch vụ và Marketing
Chức năng và nhiệm vụ:
+ Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh tóa, chuyển tiền.).
+ Tiếp thị giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
+ Đề xuất tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin.
* Phòng hành chính - Nhân sự
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm
thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
+ Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
+ Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp ở địa phương. Xây dựng và triển khai chương
trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn trực thuộc trên địa bàn.
+ Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và các văn bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp.
+ Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm quản lý lao động theo dõi thực hiện nội quy lao động, thõa ước lao động tập thể.
+ Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng nông nghiệp.
+ Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới chuẩn bị nhấn sự cho mở rộng mạng lưới hoán tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh.
+ Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định.
+ Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ đới với cán bộ nghỉ hưu,
nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước.