33 87 1,45 642 Lãĩ/lô thuân từ hoạt động kinh doanh
4.2.2. Quy định về hồ sơ tài chính
Khách hàng có thể nộp trực tiếp hồ sơ cho chuyên viên quan hệ KHDN hoặc qua địa chỉ e-mail hoặc qua hệ thống ECM của SHB. Chi tiết về quy định hồ sơ tài chính thể hiện cụ thể ở phụ lục 4.5
4.2.3. Quy định về phương pháp, nội dung phân tích
a. Phân tích, đánh giá số liệu tài chính
Nêu thông tin loại BCTC khách hàng cung cấp theo mức độ tin cậy tăng dần bao gồm: BCTC nội bộ, BCTC thuế, BCTC kiểm toán chấp nhận toàn phần hay BCTC kiểm toán có ý kiến loại trừ.
Trong trường hợp BCTC kiểm toán có ý kiến loại trừ: nêu ý kiến loại trừ của kiểm toán, đánh giá các hạng mục, chỉ số bị tác động trong việc đánh giá tình hình
b. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ bằng cách lập bảng BCKQHĐKD dạng so sánh ngang thể hiện biến động tăng giảm theo tỷ lệ phần trăm qua các năm. Lập bảng doanh thu và chi phí theo mặt hàng/lĩnh vực để đánh giá chi tiết.
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của KH: phân tích nguyên nhân trong trường hợp KH kinh doanh lãi hoặc lỗ.
c. Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích bảng cân đối kế toán bằng cách lập BCĐKT dạng so sánh dọc: nhận xét, phân tích những chỉ tiêu bất thường (số dư lớn, chiếm tỷ trọng trên 10%, tăng giảm trên 10%) đối với các chỉ tiêu tài chính.
- Phân tích cơ cấu và sự biến động TS:
+ Xem xét sự biến động của tổng TS cũng như các loại TS thông qua việc so sánh số cuối kỳ với số đầu năm cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
+ Sự biến động của tiền và đầu tư NH ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của DN đối với các khoản nợ đến hạn, hiệu quả sử dụng TS của DN. Sự hợp lý của cơ cấu tiền mặt trong tổng TS. Lưu ý trường hợp các hạng mục tiền, đầu tư tài chính NH là hợp đồng tín dụng tại các TCTD đang được cầm cố, ký quỹ.
+ Sự biến động của các KPT ảnh hưởng đến vòng quay vốn, chất lượng các KPT, tính luân chuyển công nợ, tỷ lệ nợ khó đòi (đối tác, giá trị, thời gian quá hạn, mức trích lập, khả năng thu hồi nếu có). Sự hợp lý, các đặc thù nếu có.
+ Sự biến động của TSCĐ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay suy giảm quy mô của KH.
- Phân tích cơ cấu và sự biến động NV:
+ DN đang tài trợ cho các hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, đi chiếm dụng hay VCSH. Nếu nguồn VCSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy DN có khả năng tự chủ về mặt tài chính cao, mức độ phụ thuộc tài chính thấp.
+ Đánh giá khả năng cân đối vốn giữa vốn DH và TS dài hạn. Giải pháp khắc phục
nếu mất cân đối.
+ Kế hoạch tăng giảm nguồn: giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, tăng vay hay trả nợ, mở rộng đầu tư hay thu hẹp.
d. Phân tích các chỉ số tài chính
Phân tích sự biến động của các chỉ số tài chính và những điểm cần lưu ý: - Khả năng tự chủ tài chính:
+ Vốn điều lệ. + VCSH/Tổng TS. + NPT/VCSH.
- Khả năng cân đối tài chính: vốn lưu động ròng. - Khả năng thanh toán:
+ KNTT hiện hành: TS ngắn hạn/Nợ NH. + KNTT nhanh: (TS ngắn hạn - HTK)/Nợ NH.
- Hiệu quả hoạt động: vòng quay vốn lưu động. - Khả năng sinh lời:
+ ROS: LNST/Doanh thu. + ROE: LNST/VCSH.
e. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Đánh giá lưu chuyển tiền thuần dương hay âm.
- Xác định nguồn tạo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hay tài chính. Lưu
chuyển tiền thuần tốt khi dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh.
- So sánh dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với LNTT và doanh thu
(cao hơn
f. Đánh giá tổng thể theo quy định
Đánh giá tổng thể về tình hình tài chính của KH, các điểm nội bật cần lưu ý. Đánh giá các chỉ số về: khả năng tự chủ tài chính, khả năng cân đối tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời.