Kiến nghị với Ngân hàng TMCPÁ Châu-Chi Nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu – chi nhánh đông đô PGD hà đông 197 (Trang 100 - 102)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCPÁ Châu-Chi Nhánh Đông Đô

Ngân hàng ACB cần thành lập bộ phận phân tích tình hình nền kinh tế để đưa ra những tín hiệu để có chính sách tín dụng và PTTCDN.

Các chuẩn mực phân tích về tài chính KHDN triển khai các ứng dụng, phần mềm công nghệ số cần được hoàn thiện để quá trình phân tích đáp ứng cho công tác.

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động phòng ban cần nâng cao để đáp ứng hỗ trợ cho các chi nhánh trong công tác tín dụng. Mở lớp đào tạo các nghiệp vụ cho CBTD thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Có những biện pháp đối với trường hợp cố tình vi phạm.

Công tác tuyển dụng đầu vào cần chuyên nghiệp hướng tới những người có năng lực, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình để đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, thông qua 3 chương nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tế về công tác phân tích tài chính DN vừa và nhỏ trong hoạt động cấp tín dụng tại NHTM đã phần nào hiểu được những quy trình phân tích được trình bày ở chương 1 và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ Á Châu trong thời gian 2018-2020 ở chương 2, bài đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - PGD Hà Đông và đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong thời gian tới. ACB là “NHTM trong hệ thống rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng, nên thực sự cần những đóng góp của chính phủ, ngân hàng nhà nước hay những bộ ban ngành liên quan. Với những giải pháp và khuyến nghị nêu trên, mong rằng không chi với ACB mà với toàn bộ ngành có thể áp dụng và hệ thống tài chính Việt Nam sẽ bước lên một nấc thang mới trong quá trình hoàn thiện và phát triển của mình.”

KẾT LUẬN CHUNG

Trong thời kỳ phát triển như hiện nay, việc nâng cao chất lượng và thẩm định tín dụng là điều vô cùng quan trọng, do đó cần chú trọng hơn đến với đề này để có thể đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm ra những vấn đề đang diễn ra trong hoạt động phân tích tín dụng tại ngân hàng, tiến hành xây dựng những cơ sở lý luận, đưa ra hệ thống những giải pháp để có thể hoàn thiện hơn quy trình thẩm định phân tích tài chính khách hàng DN, bài viết đã hoàn thành mục tiêu đó và đã trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

Một là,Đề ra những cơ sở lý luận chung nhất về chất lượng phân tích tình hình

TCDN, đưa ra được quy trình thực hiện thẩm định cũng như là những nhân tố tác động đến chất lượng kết quả phân tích. Khóa luận đã nêu lên những tiêu chí đánh giá chất lượng phân tích của NHTM cổ phần Á Châu nói riêng cũng như của toàn hệ thống các nhân hàng .

Hai là, dựa trên những chất lượng của công tác PTTC KH, khóa luận đã đi sâu

nghiên cứu những kết quả kinh doanh mà NHTM cổ phần Á chau đã đạt được, đồng thời đã đưa ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình phân tích.

Ba là, Theo những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phân

tích, cũng với những định hướng phát triển và mục tiêu mà ACB đã đề ra, khóa luận đã xây dựng hệ thống những giải pháp và đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, để có thể nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính KHDN của NHTM cổ phần Á Châu và ngày càng hoàn thiện quy trình thẩm định của ngân hàng.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Các quy định nội bộ của ACB về quy trình cấp tín dụng”.

2. Ngân hàng nhà nước 2016, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

3. Lê Thị Xuân (2016), iiGiao trình phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Lao Động.

4. Nguyễn Văn Tiến (2013), “Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB thống kê”.

5. “Quá trình hình thành và phát triển ACB”, acb.com.vn.

6. “Tờ trình cấp tín dụng đối với Công ty TNHH thương mại và phân phối Bình Minh, nguồn nội bộ ACB”.

7. “Hồ sơ cấp tín dụng đối với Công ty TNHH thương mại và phân phối Bình Minh nguồn nội bộ ACB”.

8. “ Báo cáo tài chính Công ty TNHH thương mại và phân phối Bình Minh”.

9. “Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán giai đoạn 2018-2020” https://finance.vietstock.vn/ACB/tai-tai-lieu.htm

10. “ Giải trình Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán giai đoạn 2018-2020 của ACB” https://finance.vietstock.vn/ACB/tai-tai-lieu.htm

11. Lăng Thế Thạch (2018), “hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- BIDV”, khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng.

12. Nguyễn Thùy Linh(2019), “hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín, chi nhánh đống đa ”, khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng.

13. Đặng Tiến Đạt (2019), “hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội,chi nhánh Thăng Long”, khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP á châu – chi nhánh đông đô PGD hà đông 197 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w