3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 2 hoặc năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 25 tiết
- Thảo luận, thuyết trình: 5 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
Trước khi học môn này sinh viên phải học xong các môn Mỹ học đại cương, Tác phẩm và thể loại báo chí.
6. Mục tiêu của môn học:
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức lý luận về mối quan hệ giữa báo chí và các loại hình nghệ thuật. Hiểu biết về các loại hình nghệ thuật sẽ giúp các nhà báo tác nghiệp thành công với các đề tài liên quan đến những lĩnh vực này.
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp kiến thức về các vấn đề: mối quan hệ giữa báo chí và các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, văn chương; các thể loại báo chí với các loại hình nghệ thuật, nhà báo với các loại hình nghệ thuật.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp tối thiểu 80% tổng số tiết học - Làm bài tập
- Đọc tài liệu tham khảo
9. Tài liệu học tập:
- Sách, giáo trình chính:
Bài giảng Báo chí và các loại hình nghệ thuật - Sách và tài liệu tham khảo:
Khoa Triết học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo
trình mỹ học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
Tạ Văn Thành, Đại cương mỹ học, Tủ sách Đại học Hùng Vương, Tp. Hồ Chí Minh, 1998
Đào Duy Thanh, Mỹ học đại cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2002 Đỗ Văn Khang – Đỗ Huy, Mỹ học Mác Lênin, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985
I.A.Lukin, Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin, Nxb Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, 1984PGS-TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Văn
hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Viện Văn hoá và Nxb Văn hoá, Hà Nội, 2001
(trong các sách tham khảo trên, sinh viên nhớ chú trọng những phần: Hình tượng nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ và các loại hình nghệ thuật)
Sách về các loại hình nghệ thuật: âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh…
Những bài báo viết về nghệ thuật trên các tạp chí chuyên ngành và các chuyên mục văn hoá nghệ thuật của báo hàng ngày
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp
- Thảo luận theo nhóm - Thi hết môn
11.Thang điểm: 10
- Điểm chuyên cần (dự lớp, tham gia thảo luận) 20% tổng số điểm - Điểm bài thi hết môn 80% tổng số điểm
12.Nội dung chi tiết môn học:
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ NGHỆ THUẬT
1. Báo chí cũng là một loại nghệ thuật văn tự, một loại văn chương ứng dụng
- Nhà báo – Nghệ sĩ
- Những quy luật của sự sáng tạo nghệ thuật
2. Mối mâu thuẫn giữa đặc tính cụ thể, chính xác của tính thông tấn báo chí và tính đa nghĩa, mơ hồ (ambiguity) của nghệ thuật
- Hình tượng nghệ thuật - Thị hiếu nghệ thuật 3. Nhà báo – Nhà phê bình
- Cảm nhận nghệ thuật và hướng dẫn dư luận
- Tiếp cận tác phẩm nghệ thuật theo hướng xã hội học và tiếp cận theo hướng nghệ thuật học
- Tâm lý học nghệ thuật
- Mối quan hệ giữa Tác phẩm nghệ thuật – Nhà báo – Công chúng - Mỹ học tiếp nhận và sự tác nghiệp của báo chí
CHƯƠNG II: BÁO CHÍ VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
1. Sự phân loại các loại hình nghệ thuật
- Lược sử phân loại các loại hình nghệ thuật
- Nguyên tắc phân loại mới và sự nảy sinh các loại hình nghệ thuật mới
2. Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật - Âm nhạc
- Mỹ thuật - Sân khấu - Điện ảnh - Văn chương
3. Ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình nghệ thuật 4. Nhà báo với các loại hình nghệ thuật
146
- Phóng viên tác nghiệp với các loại hình nghệ thuật - Biên tập viên với các loại hình nghệ thuật
CHƯƠNG III: CÁC LOẠI THỂ BÁO CHÍ VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
1. Tường thuật, phóng sự 2. Chân dung nghệ sĩ 3. Phê bình tác phẩm 4. Sân khấu truyền hình 5. Điện ảnh truyền hình
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA BÁO CHÍ&TRUYỀN THÔNG
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1. Tên môn học: NGHIỆP VỤ BIÊN TẬP SÁCH