Xem phần ‘Các quy định về tài sản được hình thành thông qua thực hiện nhiệm vụ Khoa học & Công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước’

Một phần của tài liệu Sổ tay Thương mại hóa - Nâng cao tác động tích cực của nghiên cứu khoa học và công nghệ qua con đường thương mại hóa (Trang 36 - 37)

nước’

Điều quan trọng cần lưu ý là, việc thẩm định giá TSTT độc lập bởi một thẩm định giá viên được công nhận là bắt buộc khi tiến hành thương mại hóa đối với bất kỳ tài sản trí tuệ nào đã nhận được hơn 30% vốn tài trợ từ Nhà nước Việt Nam17. Ngoài trường hợp này, khi bạn đang muốn thương mại hóa một giải pháp công nghệ, bạn có thể tự thẩm định giá vì nó có thể giúp cung cấp thông tin cho các cuộc đàm phán thị trường của bạn. Các khái niệm và một số phương pháp chính của thẩm định giá được trình bày sau đây.

Việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ thường được thực hiện trong các bối cảnh hoặc nhằm các mục tiêu sau đây:

• Chuyển giao quyền sở hữu (bán) hoặc quyền sử dụng (li-xăng) tài sản trí tuệ: Xác định giá trị của hợp đồng chuyển giao.

• Sáp nhập và mua lại: Xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên tỷ trọng (mức độ đóng góp) của các tài sản trí tuệ vào tổng giá thị trường của doanh nghiệp.

• Tiết kiệm chi phí: Việc duy trì các tài sản trí tuệ mang lại lợi ích và cũng đòi hỏi phải chi phí, đặc biệt là chi phí duy trì hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ. Việc thẩm định giá chính xác nhằm xác định tài sản trí tuệ nào cần tiếp tục phát triển, hay phải loại bỏ vì không mang lại lợi ích lớn hơn chi phí trong hoạt động kinh doanh.

• Góp vốn đầu tư, liên doanh hay liên minh chiến lược: Xác định chính xác giá trị phần sở hữu (vốn) tương ứng của doanh nghiệp trong dự án đầu tư hoặc liên doanh, liên kết kinh doanh.

• Cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu: Xác định giá trị của doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp khi tham gia cổ phần hoá hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

• Ký quỹ và chứng khoán hóa: Các ngân hàng tại một số quốc gia có xu hướng chấp nhận các tài sản trí tuệ làm vật ký quỹ để cho vay.

• Hưởng thuế ưu đãi từ việc biếu tặng tài sản trí tuệ: Việc thẩm định giá tài sản trí tuệ đã được biếu tặng (thường là cho các tổ chức phi lợi nhuận) làm cơ sở để các cơ quan thuế tính toán mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp biếu tặng.

Có nhiều phương pháp thẩm định giá, trong đó ba nhóm phương pháp thẩm định giá tài sản trí tuệ phổ biến là18:

i. Phương pháp chi phí. ii. Phương pháp thu nhập.

iii. Phương pháp thị trường (so sánh)19.

Chú ý

Về nguyên tắc, việc xác định giá trị tài sản trí tuệ chỉ có thể được thực hiện nếu như những tài sản đó được xác định và tách bạch một cách rõ ràng khỏi các tài sản khác.

18. https://www.wipo.int/sme/en/value_ip_assets/

19. Thông tư 39/2014 / TTLT BKHCN-BTC ngày 17/12/2014, và Thông tư 06/2014 / TT-BTC ngày 07/01/2014.

Một phần của tài liệu Sổ tay Thương mại hóa - Nâng cao tác động tích cực của nghiên cứu khoa học và công nghệ qua con đường thương mại hóa (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)